Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 04/05/2021
Ngày cập nhật:
5/5/2021
Năm 2014, anh Nguyễn Nhật Thành ở thôn 6B, thị trấn Ea Knốp (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) tham gia chương trình khởi nghiệp nuôi gà, được các chuyên gia chăn nuôi đến từ Viện Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (Hà Nội) tư vấn mô hình kết hợp lấy phân gà để nuôi trùn quế làm thức ăn cho gà.
Anh Thành bắt đầu tìm hiểu về trùn quế và nuôi thử nghiệm. Sau một năm trải nghiệm cho thấy, nuôi trùn quế tốn ít thời gian, chi phí thấp, không cần nhiều nhân công so với chăn nuôi gà nên năm 2015 anh chuyển hẳn sang nuôi trùn quế. Trang trại nuôi trùn quế của anh Thành rộng 2.000 m2 với 2 trại nuôi (1 trại tận dụng chuồng nuôi gà cũ, 1 trại tự đầu tư theo hướng nuôi chuyên nghiệp) thu về 500 - 700 tấn phân trùn quế mỗi năm bán với giá từ 3.000 - 7.000 đồng/kg đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Trại nuôi trùn quế theo hướng chuyên nghiệp của HTX Nhật Minh Thành (huyện Ea Kar).
Nhận thấy nhu cầu mua phân trùn quế ngày càng tăng, thích hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch, năm 2019 anh Thành cùng 6 hộ dân thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp thương mại dịch vụ Nhật Minh Thành chuyên nuôi trùn và bán các sản phẩm từ trùn. Từ những trang trại nhỏ lẻ vài trăm mét vuông, đến nay HTX có tổng diện tích nuôi 4.000 m2. Toàn bộ sản phẩm phân trùn của xã viên đều được HTX bao tiêu đầu ra với khối lượng bình quân 2.500 tấn/năm để cung cấp cho người dân có nhu cầu ở 5 tỉnh Tây Nguyên, Khánh Hòa, Phú Yên...
Anh Thành chia sẻ, nếu đầu tư trang trại nuôi chuyên nghiệp với diện tích 100 m2 cần từ 100 - 120 triệu đồng để mua vật tư xây dựng, một số máy móc, con giống, thức ăn của trùn trong 30 ngày đầu tiên. Đối với quy mô nông hộ nuôi 5 - 10 con bò, đàn heo chục con trở lên có thể kết hợp sử dụng phân vật nuôi làm thức ăn, sau đó dùng phân trùn bón cho cỏ, cây trồng nên chi phí đầu tư chỉ khoảng 60 triệu đồng/trại. Ngoài ra, trùn quế có thể xử lý rác hữu cơ nhà bếp nên những "nông dân nghiệp dư" có thể tận dụng rác hữu cơ nhà bếp để nuôi trùn quế. Với cách nuôi này, ngoài chi phí ban đầu là trùn sinh khối, thùng xốp và một ít phụ kiện là van nước để chế tác thùng nuôi thì gần như không phát sinh thêm chi phí mà còn có thể biến rác thải thành phân bón rất hữu ích. “Với mô hình nuôi trùn quế trong thùng xốp, người nuôi phải theo dõi thường xuyên, đừng để thùng xốp bị nóng hay thiếu thức ăn; kiểm tra độ ẩm thường xuyên; tốt nhất là nên ủ rác thải hữu cơ nhà bếp với chế phẩm EM khoảng vài ngày hoặc đến khi hoai mục mới cho trùn ăn…” - anh Thành cho hay.
Nuôi trùn quế tại nhà bằng rác thải hữu cơ nhà bếp đang là xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ở vùng nông thôn và thành thị. Khi nuôi trùn, ngoài tiết kiệm chi phí mua phân bón thì người nuôi trùn còn chủ động nguồn phân bón với chất lượng tối ưu và hình thành thói quen "sống xanh" thông qua việc tái chế rác thải thành phân bón, hạn chế tối đa lượng rác thải xả ra môi trường mỗi ngày.
Thanh Hường
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.