• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đắk Lắk: Chăn nuôi theo quy trình VietGAP: Hướng phát triển bền vững

Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 11/08/2021
Ngày cập nhật: 13/8/2021

Những năm gần đây, nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk đã ứng dụng thành công mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết khép kín, áp dụng quy trình tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần bảo vệ môi trường...

Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tây Nguyên (xã Ea Kao. TP. Buôn Ma Thuột) là đơn vị nuôi trồng thủy sản đầu tiên của tỉnh được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Thành lập từ năm 2019, đến nay, HTX có 10 hộ thành viên tại xã Ea Kao và Hòa Khánh (TP. Buôn Ma Thuột) tham gia liên kết nuôi cá rô phi và diêu hồng trên tổng diện tích 20 ha ao, sản lượng thu hằng năm đạt trên 1.000 tấn cá.

Vợ chồng ông Trịnh Xuân Oanh (thôn 22, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột) nuôi cá theo quy trình VietGAP.

Tham gia nuôi cá theo quy trình VietGAP, ông Trịnh Xuân Oanh (thôn 22, xã Hòa Khánh) nhận thấy có nhiều ưu điểm hơn so với cách nuôi truyền thống. Hằng năm, ông được tham gia tập huấn kỹ về kỹ thuật xử lý chất lượng nước, bảo đảm quá trình sản xuất an toàn.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vũ Đức Côn: “Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi như: dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục ở bò… thì việc áp dụng quy trình tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt VietGAP là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để quản lý, phòng, chống dịch bệnh”.

Nhờ đó, cá sinh trưởng, phát triển nhanh, ít xảy ra dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt thấp, hiệu quả kinh tế nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, do chất lượng cá thơm ngon, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên một số siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn thành phố đã tìm đến đặt hàng thu mua với giá cao hơn từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với cá nuôi truyền thống. Với diện tích 2 ha ao nuôi, trước đây ông Oanh chỉ thu được 55 tấn/lứa nhưng nay đã nâng năng suất lên 60 tấn/lứa. Mỗi năm ông thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.

Tại trang trại nuôi heo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Lê Đình Kế (thôn Tân Phú, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn) cũng đang cho thu nhập cao, ổn định và được nhiều người dân trong vùng đến tham quan, học hỏi. Năm 2019, được sự hỗ trợ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, hệ thống máng ăn uống tự động, kho chứa thức ăn... áp dụng quy trình nuôi heo tiêu chuẩn VietGAP. Với quy mô trang trại 1.000 m2, gia đình anh Kế thường xuyên nuôi 400 heo thịt và 45 heo nái, bảo đảm đúng quy trình khép kín từ khâu cung ứng giống đến khi xuất bán.

Quy trình nuôi heo VietGAP được anh áp dụng khá bài bản: chuồng trại được vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên, tuân thủ quy trình chăm sóc, phòng bệnh cho heo theo tiêu chuẩn an toàn sinh học, không chất tăng trưởng, không chất kháng sinh; chất thải chăn nuôi cũng tập trung đúng nơi quy định. Nhờ đó, đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh, cho nguồn thịt sạch, là địa chỉ tin cậy của nhiều thương lái. Do nuôi theo hình thức kế đàn nên mỗi tháng gia đình anh Kế xuất chuồng trên 20 tấn heo thịt, doanh thu đạt khoảng trên 100 triệu đồng, cao hơn 20% so với khi chưa áp dụng VietGAP.

Chuồng chăn nuôi heo VietGAP của gia đình anh Lê Đình Kế (thôn Tân Phú, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn) được đầu tư bài bản.

Đây là hai trong số khá nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn VietGAP đang được các hộ dân trên địa bàn tỉnh áp dụng. Từ năm 2018 đến nay, các đơn vị chuyên môn của Sở NN-PTNT cũng đã hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp và cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho 7 mô hình chăn nuôi heo, gà, cá… trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra hằng năm, ngành nông nghiệp tỉnh còn triển khai các dự án nông nghiệp, mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đến tận cơ sở; xúc tiến thương mại, kêu gọi các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sạch, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển nông nghiệp chất lượng cao, an toàn và bền vững, nâng cao đời sống nông dân.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, qua công tác giám sát cho thấy các mô hình chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP thành công đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là giúp người dân nâng cao ý thức trong việc tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn. Đây cũng là hướng đi mang tính bền vững cho lĩnh vực chăn nuôi nhằm hướng đến thị trường xuất khẩu chính ngạch sau này.

Lê Thành

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang