Nguồn tin: Báo Long An, 31/08/2021
Ngày cập nhật:
1/9/2021
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Long An, từ đầu tháng 7 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 210 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục (VDNC), tại 101 hộ ở 50 ấp của 24 xã thuộc 7 huyện: Bến Lức, Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa và TP.Tân An. Hiện bệnh tiếp tục lây lan ra diện rộng.
Người dân nên chủ động chăm sóc tốt, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Hóa - Nguyễn Kinh Kha cho biết, hiện trên địa bàn huyện có trên 20.000 con gia súc, trong đó số lượng trâu, bò gần 6.000 con. Từ khi xuất hiện bệnh VDNC tại một hộ trên địa bàn huyện, ngành Nông nghiệp tập trung khoanh vùng, dập dịch; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò, kiểm soát các côn trùng truyền bệnh và tiến hành phun khử trùng, tiêu độc theo định kỳ tại khu vực chăn nuôi.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh - Lê Thị Mai Khanh cho biết, trong tuần qua, bệnh VDNC trên trâu, bò được ghi nhận xảy ra tại 49 hộ, với số bò bị bệnh là 102 con, trong đó tiêu hủy 16 con. Dịch lây lan nhanh được xác định do các hộ chăn nuôi gia súc nhỏ, lẻ, chăn thả tự do; việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, hoạt động giết mổ chủ yếu nhỏ, lẻ và chưa được kiểm soát tốt, dịch bệnh lây lan nhanh thông qua vật chủ trung gian là ruồi, nhặng, ve, mòng mang mầm bệnh di chuyển rộng, phát tán nhanh, khó kiểm soát.
“Ðể ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bên cạnh việc thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân kiểm tra, giám sát, phát hiện trâu, bò có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh còn phối hợp các địa phương ghi nhận ổ bệnh, kiểm tra thực tế tình hình dịch bệnh tại hộ chăn nuôi. Yêu cầu các xã, thị trấn có ổ bệnh rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn; đề nghị người chăn nuôi ký cam kết không bán chạy, không giết mổ, không vứt gia súc chết, bệnh ra môi trường; phối hợp tổ chức tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh, chết đúng quy định phòng, chống dịch” - bà Khanh cho biết thêm.
Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiêm phòng để khống chế các ổ dịch VDNC. Tính đến ngày 25/7, Chi cục cấp hỗ trợ và tổ chức tiêm được trên 44.300 liều vắc-xin phòng VDNC cho đàn trâu, bò,
Song song đó, Chi cục còn cử cán bộ Thú y hướng dẫn địa phương và các hộ chăn nuôi tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng (ruồi, muỗi, ve, mòng,...) liên tục trong 3 tuần tại những nơi có gia súc mắc bệnh và nghi mắc bệnh. Tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh tại các ổ bệnh và khu vực vùng tiếp giáp, tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển và kiểm soát giết mổ trâu, bò trên địa bàn tỉnh./.
Minh Tuệ
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.