Nguồn tin: Báo Long An, 20/09/2021
Ngày cập nhật:
22/9/2021
Hiện nay, số lượng hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ xen kẽ trong các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh Long An tương đối nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân. Vì vậy, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ di dời, bảo đảm trước ngày 20/7/2025 không còn cơ sở chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
Một cơ sở nuôi bò thịt ở huyện Cần Đước (Ảnh minh họa)
Theo thống kê của TP.Tân An, thị xã Kiến Tường và các huyện, tổng số cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư là khoảng 1.800 cơ sở, trong đó có 223 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại (182 quy mô nhỏ và 41 quy mô vừa). Tuy nhiên, việc di dời các cơ sở chăn nuôi khá tốn kém về kinh phí nên cần sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để người chăn nuôi có điều kiện tái đầu tư sản xuất.
Tại khoản 3, Điều 1 Nghị quyết (NQ) số 12/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh có quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và tại điểm a, khoản 5, Điều 1 của NQ số 12/2020/NQ-HĐND quy định chuyển tiếp “Đối với các tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi đã xây dựng và hoạt động trước ngày NQ này có hiệu lực thi hành thuộc khu vực quy định tại khoản 3, Điều này thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày NQ này có hiệu lực thi hành phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp”.
Việc thực hiện đầy đủ các quy định trên đồng nghĩa với việc cấm các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trong khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nhiều tổ chức, hộ chăn nuôi.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - Đinh Thị Phương Khanh cho biết: “Việc xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh rất cần thiết theo hướng điều chỉnh quy mô chăn nuôi nhỏ, lẻ sang tập trung, chuyển dịch ra khỏi nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư đến vùng phù hợp với định hướng phát triển KT-XH. Đồng thời, qua đây hình thành vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi mạnh dạn đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, giúp hoạt động chăn nuôi phát triển đúng định hướng và bền vững”.
Thông tin từ Sở NN&PTNT, tỉnh đang khuyến khích, đẩy nhanh tiến độ di dời, bảo đảm trước ngày 20-7-2025, trên địa bàn tỉnh không còn cơ sở chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi. Việc hỗ trợ di dời phải kết hợp đổi mới công nghệ và bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; tuyệt đối không chuyển ô nhiễm từ nơi này sang nơi khác và địa điểm được lựa chọn để di dời đến phải nằm trong vùng được phép chăn nuôi, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương
Sở NN&PTNT đề xuất 2 phương án hỗ trợ di dời và cho vay với những ưu đãi nhất định để hỗ trợ người chăn nuôi. Theo đó, các phương án đề ra đều góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh; hỗ trợ phù hợp với định hướng, xu thế phát triển chăn nuôi theo chiến lược phát triển của Chính phủ và của tỉnh Long An; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung quy mô lớn gắn với xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; cung cấp các sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Đồng thời, việc hỗ trợ di dời góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Qua chính sách hỗ trợ giúp người chăn nuôi có thể tiếp cận với nguồn vốn vay lớn để mở rộng quy mô sản xuất so với quy mô ban đầu. Hơn nữa, khi có khoản hỗ trợ di dời sẽ bù đắp phần nào thiệt hại do tháo dỡ; đồng thời, việc thi hành pháp luật về chăn nuôi sẽ khả thi hơn./.
Đ.Lâm
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.