Nguồn tin: Cổng TTĐT Sở NNPTNT An Giang, 03/02/2021
Ngày cập nhật:
10/2/2021
Dân ta ngày xưa có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, từ lâu con trâu chở thành con vật nuôi gần gũi và được định giá như tài quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Trong 12 con giáp thì Sửu nghĩa là "có duyên lành" ứng với con trâu. Sự xuất hiện của con trâu gắn liền với nền văn minh lúa nước. Ngày xưa, con trâu được xem là đầu cơ nghiệp, được nuôi để dùng làm sức kéo, sức thồ, giúp nông dân có một vụ mùa bội thu, đồng thời lấy thực phẩm phục vụ cuộc sống hằng ngày. Ngày nay, hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” không còn. Thay vào đó là máy cày, máy kéo phục vụ sản xuất. Mục đích chăn nuôi Trâu theo đó cũng dần thay đổi theo hướng nuôi lấy thịt và sinh sản.
Ngày trước đồng lúa ở vùng đầu nguồn thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) rộng mênh mông người dân lớn lên ở nơi đây đã gắn liền với cánh đồng và con trâu, cơ duyên nuôi trâu của chú Lê Văn Bầu, sinh năm 1962, ngụ ấp 5, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, cũng bắt nguồn từ đây. Chú kể do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không được đến trường như bạn bè cùng trang lứa từ nhỏ chú đã giúp gia đình giữ trâu, đi chăn thả hết cánh đồng này đến cánh đồng khác đến chiều lại dắt trâu về chuồng. Ngày xưa nông nghiệp mình chưa đưa máy móc vào nhiều nhà nào cũng có một con trâu để cày bừa, làm sức kéo, ngày đó con trâu quan trọng lắm, nó như tài sản quý trong gia đình; sau này chú lập gia đình ra riêng, cha mẹ cũng cho con trâu để làm tài sản ấy vậy đó mà chú nhờ con trâu mà chú có được cuộc sống khá giả ngày hôm nay, từ một con chú gầy ra cả đàn trâu, sắm đất, cất nhà lo cho con cái có cuộc sống ổn định.
Những năm gần đây, kinh tế của nước ta ngày càng được nâng lên, khoa học công nghệ phát triển để giảm công lao động, đồng ruộng được cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy, nghề nuôi trâu hiện nay chủ yếu là sinh sản và để lấy thịt phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân. Hiện nay, thì lợi nhuận kinh tế từ nuôi trâu không còn được như trước, một số hộ đã chuyển sang vật nuôi khác đáp ứng nhu cầu thị trường thì đâu đó vẫn còn một số hộ lưu giữ nghề nuôi trâu từ ông bà xưa bởi tình thương giành cho con vật này.
Chú Lê Văn Bầu cho biết thêm: Hằng ngày, cứ mỗi khi trời vừa hừng sáng, chú tranh thủ ra đồng cắt cỏ về cho trâu ăn, sức ăn một con trâu rất khỏe trung bình mỗi ngày con trâu trưởng thành ăn trên 100kg cỏ. Để có cỏ cho trâu ăn đỡ đi kiếm vất vã ở các cánh đồng khác, ông tận dụng đất làm vườn của gia đình trồng cỏ xen với cây ăn trái, nên đàn trâu của ông lúc nào cũng có nguồn cỏ tươi dồi dào. Theo chú Bầu, nuôi trâu thấy vậy chứ không cực mà trái lại còn khỏe hơn nuôi những con vật khác. Vì trâu rất dễ tính, thức ăn chính là cỏ, chỉ cần cung cấp đủ lượng cỏ cần thiết, còn lại hầu như không phải tốn công chăm sóc gì nhiều; Do là loài da sét trâu rất thích để ngâm mình dưới nước, nên mỗi ngày ông đều cho trâu đi tắm 03 lần/ngày. Dù hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển, nhưng ông vẫn áp dụng phương thức chăn thả tự nhiên, nếu có thể trên những cánh đồng vào lúc đồng bắt đầu thu hoạch chuẩn bị mùa nước nổi để tăng sức cơ cho trâu.
Nghề nuôi trâu lâu dần tình cảm không chỉ là con vật nuôi mà như một đứa con trong gia đình, chú Bầu đặt tên cho từng con để dể nhận biết, cái tên được đặt theo hình dán con trâu như cái xe, cái tơ hay con chân đi hơi nhắc nhắc chú đặt cái què, con nào nuôi lâu năm chú đặt tên cái già. Ấy vậy, mới hiểu hết tâm tình của người nông dân giành niềm đam mê cho con vật nuôi này. Nhìn hình dáng, xoáy mỗi con trâu chú đều hiểu tính tình từng con, theo chú chia sẻ giờ chuyển qua nuôi trâu sinh sản, nhưng chú luôn giữ nguồn gốc của trâu ngày xưa ông bà để lại làm giống như là trâu đầu đàn, có con trâu đã bên chú hơn 15 năm. Để biết một con trâu khỏe trước hết, về khâu chọn giống, nếu chọn trâu cày kéo, trâu làm giống thì chọn trâu vạm vỡ, chân cao, đầu to vừa phải và hơi dài; mặt trâu gân guốc, cổ mập và ngắn; tai trâu rộng, mắt ốc nhồi, hàm răng trắng đều; u vai trâu phát triển mạnh, ngực và vai nở nang, bụng tròn phát triển cân đối. Bên cạnh ngoại hình như trên, cần chọn những con trâu hiền lành, dễ điều khiển và có khả năng làm việc tốt dựa vào xoáy trên thân trâu và xoáy đóng chính. Đối với việc chọn trâu nuôi sinh sản, thì chọn những con cái do con mẹ và con bố giống tốt đẻ ra. Trâu cái phải có thân hình cân đối, bốn chân chắc khoẻ, hình dáng nở đều. Trâu cái hiền lành. Chuồng trại cho trâu ở phải làm chuồng nơi cao ráo thoáng mát, đối với một con trâu trưởng thành nuôi sau 04 năm có thể sinh sản, mỗi năm trâu đẻ 1 con trâu nghé, vì trâu là loại động vật đơn thai.
Theo Chú Lê Văn Bầu, lúc đầu Chú cũng không nghĩ mình sẽ duy trì đàn trâu ra thêm, vì sinh sống trên cụm tuyến dân cư nuôi trâu rất khó. Nhưng trong quá trình nuôi, tận dụng khoảng đất trống trước nhà, cặp theo kênh Chú làm chuồng chăn nuôi; Chú Bầu cho biết thêm, nuôi Trâu tốn ít thời gian, tiêm ngừa đầy đủ thì trâu phát triển rất tốt, không bệnh tật; Có được con trâu trong nhà xem như có tài sản lớn. Nuôi trâu cực nhất là lúc đồng xuống giống hết, không còn cỏ, nhưng nay nuôi nhốt chuồng thức ăn cho trâu mình có thể chủ động được. Hiện nay, đàn trâu của Chú Bầu duy trì 8 con giống để sinh sản, hằng năm sinh sản 4-5 con nghé, lợi nhuận cả năm tầm 100 triệu. Nhờ nuôi trâu, mà gia đình Chú Bầu từng bước khấm khá, mua thêm đất ruộng sản xuất; đến nay, gia đình Chú đã có hơn 20 công đất.
Có lẽ giờ đây người dân ở vùng biên này, nhắc đến tên Chú Bầu là ai ai cũng nhớ ra và gọi chú với cái tên thân mật là Chú hai Bầu nuôi trâu, mỗi lần đi ngang bắt gặp đàn trâu gần chục con này liền phát hiện ra là của gia đình chú, không chỉ riêng chú chăn nuôi, mà gia đình anh, em đều nối nghiệp ông bà xưa nuôi trâu, người trẻ nhất cũng gắn bó với con Trâu trên 20 năm. Nuôi trâu không vì kinh tế mà còn vì đam mê, lưu giữ nghề truyền thống gia đình.
Đã 58 tuổi, nhưng chú Hai Bầu đã có 51 năm gắn bó với nghề nuôi trâu, có lúc sở hữu đàn Trâu lên gần 30 con, thời gian rông ruỗi trên những cánh đồng nhiều hơn ở nhà. Gần một đời chăn nuôi trâu, gắn bó với đàn trâu, chúng đã giúp nuôi sống gia đình Chú phát triển từng ngày. Chú cũng mong muốn đến đời con cháu vẫn lưu giữ nghề nuôi này, ngày xưa trâu là nguồn kinh tế chính, nhưng nay máy mốc hiện đại đã thay thế cho trâu, nhưng trâu vẫn là con vật gần gủi với người nông dân, là bạn của nhà nông giúp người nông dân có cuộc sống ổn định điển hình như gia đình chú Lê Văn Bầu.
Lê Kiều
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.