• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh nhưng người nuôi đã hết tôm

Nguồn tin: Lao Động, 13/01/2021
Ngày cập nhật: 14/1/2021

Các nhà máy tại ĐBSCL thu mua tôm nguyên liệu với giá rất cao vào đầu năm 2021 (ảnh Nhật Hồ)

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng đều tăng giá mạnh vào đầu năm 2021. Trong khi đó, nhiều người dân đã hết tôm bán. Theo dự đoán của VASEP, giá tôm sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021 bất chấp dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiếp diễn.

Hiện tại, tại Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... thương lái cùng nhà máy chế biến thủy sản thu mua tôm nguyên liệu với giá rất cao. Giá tôm thẻ chân trắng size 20 con hiện ở mức 198.000 đồng/kg, size 30 con 150.000 đồng/kg, tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với tháng trước. Đây được cho là mức giá cao so với nhiều năm trở lại đây.

Ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hội nuôi tôm Bạc Liêu cho biết: “Giá tôm nguyên liệu cao, nhưng người nuôi trong các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng gần như đã hết tôm”.

Trong khi đó, Công ty TNHH Thủy Sản Anh Khoa, Cà Mau cho biết tại Cà Mau, hiện giá tôm sú nguyên liệu đã tăng hơn 20% so với hồi tháng 12.

Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood) - cho biết, năm nay nhiều doanh nghiệp muốn đẩy tốc độ tăng trưởng cả năm nên đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian vừa qua. Việc xuất khẩu tôm “được mùa” cũng khiến cho nguồn tôm dự trữ của các doanh nghiệp giảm mạnh, không thể bù đắp kịp do mùa vụ tôm cũng sắp kết thúc. Ông Võ Văn Phục nêu: “Hiện giá tôm đã tăng ở mức 2 con số so với hồi tháng 10. Với mức giá nguyên liệu tăng cao như hiện nay, những doanh nghiệp không có hàng dự trữ để cung ứng theo hợp đồng sẽ rất khó khăn”.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cho đến cuối tháng 10.2020 giá tôm ở mức thấp khiến người dân hạn chế thả mới. Do đó, thời điểm đầu năm 2021, nguồn cung tôm nguyên liệu sẽ thiếu hụt, giá tôm sẽ tiếp tục tăng nếu thị trường tiêu thụ không có nhiều biến động bất lợi.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất khi tăng 15%, đạt 4,4 tỉ USD. Sự ra đời của vaccine cùng với lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được doanh nghiệp tận dụng tương đối tốt, sẽ là động lực cho hoạt động xuất khẩu tôm năm 2021. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ tôm không vì thế mà tăng mạnh ngay lập tức, mà sẽ tăng từ từ cho đến cuối quý I năm 2021 khi tiêu thụ tôm tại kênh nhà hàng, khách sạn sẽ bùng nổ trở lại vì người dân không còn lo ngại dịch bệnh COVID-19.

NHẬT HỒ

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang