Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 25/01/2022
Ngày cập nhật:
27/1/2022
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp (NN&PTNT), đến cuối năm 2021, tổng đàn trâu đạt gần 4.800 con, đàn bò 74.500 con, đàn heo 460.400 con, đàn gia cầm là 11,24 triệu con. Theo đó, giá trị sản xuất chăn nuôi cả năm đạt 2.578 tỷ đồng, bằng 99,11% kế hoạch và tăng 63 tỷ đồng so năm 2020. Tính riêng ngành hàng vịt đạt 763 tỷ đồng, bằng 102,51% kế hoạch và tăng 42 tỷ đồng so với năm 2020.
Đối với ngành hàng vịt, thời gian qua, Đồng Tháp chủ động được nguồn giống, thay đổi tập quán sản xuất từ nuôi vịt chạy đồng nhiều rủi ro sang nuôi nhốt mamg lại giá trị cao, an toàn sinh học. Thí điểm thành lập được chuỗi cung ứng – sản xuất – tiêu thụ, hỗ trợ và phát triển các Tổ hợp tác nuôi vịt nhốt bước đầu mang lại kết quả tốt.
Thời gian qua, tình hình chăn nuôi động vật trên cạn khá ổn định. Tuy nhiên, tỷ lệ chăn nuôi quy mô nông hộ chiếm trên 90% nên khó thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tình hình tiêu thụ phụ thuộc phần lớn vào thương lái dẫn đến tình trạng ép giá vẫn còn diễn ra. Ngoài ra, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lên giá thức ăn chăn nuôi tăng 20-30% so với đầu năm làm tăng chi phí, tăng giá thành sản xuất. Riêng giá bán thịt hơi các loại có xu hướng giảm trong thời gian gần đây làm người sản xuất chịu thua lỗ.
Riêng ngành hàng vịt, dịch vụ cung cấp đầu vào chưa phát triển, việc phát triển mô hình nuôi nhốt của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung nhưng việc phát triển chưa đồng đều về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, liên kết sản xuất còn hạn chế, ngành chế biến thịt và trứng vịt của tỉnh chưa được đẩy mạnh phát triển, thị trường và kênh tiêu thụ còn nhỏ và thiếu ổn định...
Theo ông Nguyễn Phước Thiện – Giám đốc Sở NN&PTNT, trước những thuận lợi và khó khăn trên, thời gian tới, Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch thực hiện Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025. Trong đó, xây dựng kế hoạch tái cơ cấu các ngành hàng thế mạnh và có tiềm năng tại địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý, mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt hình thành mối liên kết bền vững với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh kế hoạch tái cơ cấu ngành hàng vịt giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, tập trung quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi vịt tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng con giống. Đồng thời tổ chức lại sản xuất ngành hàng vịt, đổi mới, tổ chức lại sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng, giám sát dịch bệnh. Khuyến khích các Dự án khởi nghiệp, phát triển, sơ chế, chế biến thịt, trứng vịt để tăng giá trị gia tăng, bảo an toàn thực phẩm, đào tạo nguồn nhân lực và định hướng thị trường...
Y DU
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.