• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

‘Lộc trời’ nơi cửa sông

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 19/03/2022
Ngày cập nhật: 21/3/2022

Tận dụng hệ sinh thái đặc thù của vùng cửa sông, một số hộ dân ở thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã biết bảo vệ và khai thác loài rau câu mọc tự nhiên trong ao hồ nuôi trồng thủy sản. Nhờ thứ “lộc trời” này mà một số hộ có thêm nguồn thu nhập để nâng cao đời sống.

Người dân thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong khai thác rau câu tự nhiên mọc trong hồ nuôi thủy sản - Ảnh: Đ.V

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân thôn Tường Vân bước vào khai thác vụ rau câu ở hồ nuôi thủy sản như thường niên. Anh Lê Quang Đình là người có khu ao đầm lớn ở thôn, những ngày này anh thuê nhân công khai thác rau câu để tranh thủ phơi khô kịp thời nhập bán cho thương lái. Dưới hồ, những người làm công dùng chiếc rổ nan thép thuần thục thu hái rau câu cho lên bè rồi đưa vào bờ tập kết. Công việc của họ thường dầm mình dưới hồ suốt ngày trong cao điểm của mùa khai thác rau câu.

Chị Lê Thị Xuân, người thu hái rau câu thuê cho anh Đình phấn khởi nói: “Ở quê hầu như không có nhiều công việc làm thêm để kiếm thu nhập. May là bước vào mỗi vụ thu hoạch rau câu tôi đều được gọi đi làm, thu nhập mỗi ngày khoảng 300.000 đồng để trang trải cuộc sống”. Vừa thoăn thoắt trải phơi rau câu được khai thác dưới hồ lên, anh Đình vừa vui vẻ cho hay, nhiều năm nay anh thuê khoảng 2 ha ao đầm tự nhiên của thôn để nuôi trồng thủy sản và khai thác rau câu. “Trong tổng diện tích 2 ha này thì một nửa diện tích tôi nuôi tôm thẻ chân trắng, nửa còn lại tôi nuôi cua, cá dìa xen với khai thác rau câu mọc tự nhiên. Tính ra, từ mấy năm nay nguồn thu nhập ổn định, bền vững nhất lại đến từ rau câu và cua, cá dìa cùng một số loại thủy sản tự nhiên trong ao như cá ong, cá nâu, cá đối, tôm đất…”, anh Đình cho biết.

Theo anh Đình, mùa khai thác rau câu hằng năm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Mỗi mùa, từ các hồ trong khu đầm của anh khai thác bình quân được khoảng 50 tấn rau câu tươi, sau khi phơi khô còn lại 5 tấn rau câu khô và bán cho thương lái. “Rau câu khô có giá bình quân từ 8-10.000 đồng/kg, có thời điểm lên được 12.000 đồng/kg. Tính riêng thu nhập từ rau câu khô sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu được từ khoảng 250-300 triệu đồng/mùa. Nhờ nguồn thu nhập ổn định này cộng với thu nhập thêm từ cua, cá dìa và một số loại thủy sản tự nhiên khác mà gia đình tôi có cuộc sống thoải mái hơn”, anh Đình cho biết thêm. Rau câu là loài sinh trưởng khá nhanh, cứ cách mỗi đợt khai thác khoảng 15 ngày là khai thác lại được. Đây cũng chính là nguồn thức ăn ưa thích cho cá dìa, cua… nên mang lại “thu nhập kép” khi vừa tạo ra thu nhập từ chính rau câu, vừa đảm bảo môi trường nuôi tốt để cho ra nguồn thủy sản thương phẩm ngon, có giá thành cao.

Trong hồ, mỗi năm anh Đình thả nuôi khoảng 2.000 giống cua, cá dìa, trong đó ưu tiên giống nuôi được mua từ nguồn khai thác tự nhiên có kích cỡ to hơn, để đảm bảo được chất lượng thủy sản cũng như rút ngắn thời gian thu hoạch xuất bán. Rau câu sau khi phơi khoảng 2 nắng thì gom lại và được thương lái liên hệ về thu mua. Để rau câu sạch, đẹp màu, được lòng người mua, ngoài khâu rửa sạch trong nước ngay tại lúc vớt thì khi phơi phải nhặt từng cọng rong xanh, người phơi phải chịu khó trải thành lớp mỏng và thường xuyên trở lớp rau câu phơi. Theo anh Đình, rau câu thực chất là một loại rong biển mọc tự nhiên ở trong các ao đầm nước lợ, giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy sau khi được nhập bán cho các nhà máy, rau câu được chế biến thành thực phẩm như: Thạch rau câu, nước giải khát, bánh kẹo… hoặc dùng để nấu chè và chế biến các món ăn đa dạng trong bữa ăn hằng ngày.

Tại thôn Tường Vân, ngoài hộ của anh Đình có sản lượng khai thác rau câu lớn nhất thì còn có khoảng 4 hộ khác cũng có khai thác rau câu nhưng ở quy mô nhỏ lẻ, chỉ được khoảng 5-7 tạ rau câu/đợt. Theo anh Đình, nhiều năm trước đây thôn Tường Vân có khu đầm tự nhiên rộng lớn lên đến hàng chục hecta, có thể khai thác rau câu với sản lượng lên đến hàng chục tấn/ngày. “Tuy nhiên, thời điểm đó do giá trị rau câu thấp cộng với việc hầu hết các hộ chỉ chú trọng mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vốn có lợi nhuận cao (rủi ro cũng cao) nên diện tích ao có rau câu giảm dần. Bản thân tôi thì nhận thấy, dù khai thác rau câu tự nhiên không có thu nhập cao như trúng vụ nuôi tôm nhưng lại bền vững, ổn định nên sẽ gắn bó lâu dài với nghề này”, anh Đình nói thêm.

Hiếu Giang

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang