Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 21/03/2022
Ngày cập nhật:
22/3/2022
Với việc nuôi thử nghiệm thành công giống cá chạch lấu của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy hải sản III, đóng chân trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), hy vọng sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ dân có điều kiện nuôi cá nước ngọt trên địa bàn huyện.
Việc nhân rộng và phát triển mô hình nuôi cá chạch lấu trên địa bàn huyện Đức Trọng sẽ góp phần phát triển đối tượng nuôi mới, đa dạng cơ cấu vật nuôi và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Theo các nhà khoa học, cá chạch lấu là loài bản địa của khu vực Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là cá sống tầng đáy, ưa hoạt động về đêm. Hiện nay, cá chạch lấu đã được nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công tại các tỉnh Nam Bộ; trong khi đó, khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng tuy có điều kiện khí hậu phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của loài cá này, nhưng lại chưa được nghiên cứu phát triển. Xuất phát từ thực tế trên, trong năm 2021, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung đã tiến hành nghiên cứu và nuôi thử nghiệm thương phẩm cá chạch lấu trên địa bàn huyện Đức Trọng.
Để đánh giá khả năng phát triển của cá trong môi trường mới, Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại các xã trên địa bàn huyện Đức Trọng và chọn được 2 hộ tại xã Phú Hội và Hiệp Thạnh có ao nuôi đáp ứng các yêu cầu nuôi cá chạch lấu. Theo Ban Chủ nhiệm đề tài cho biết, sau 9 tháng nuôi, cá có trọng lượng từ 200 gram/con trở lên ( năng suất 10 tấn / ha). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cá chạch lấu nuôi tại huyện Đức Trọng có các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, pH, oxy hoà tan thích hợp cho tăng trưởng của cá;tỷ lệ sống đạt gần 80%. Tốc độ tăng trưởng của cá chạch lấu được nuôi tại huyện Đức Trọng cũng tương đồng với cá được nuôi tại vùng Tây Nam Bộ. Các hộ dân trực tiếp tham gia vào đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Chạch lấu tại huyện Đức Trọng” cũng cho biết, khi tham gia vào đề tài này, các hộ không gặp khó khăn gì vì trong quá trình nuôi, kỹ thuật chăm sóc cá đều được nhóm thực hiện đề tài hướng dẫn kỹ thuật; cá chạch lấu cũng dễ chăm sóc, tỷ lệ sống cao. Sau 9 tháng nuôi, cá đã được các hộ trên thu hoạch, bán hết và sẽ nuôi tiếp vụ sau.
Đức Trọng là một trong những địa phương có nghề nuôi cá nước ngọt tương đối phát triển của tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu sản xuất ngành Nông nghiệp của huyện, với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 389,7 ha, chiếm 0,43 % diện tích đất toàn huyện. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở các xã như: Ninh Gia 50 ha, Tân Thành 49 ha, Tà Năng 44 ha, Tân Hội 41 ha, Đà Loan 40 ha, Đa Quyn 35 ha, Hiệp Thạnh 21,4 ha; thị trấn Liên Nghĩa, Phú Hội và Tà Hine: mỗi địa phương 20 ha và các xã còn lại có diện tích từ 3-18 ha. Các loài thủy sản được nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu là các loài cá truyền thống có giá trị kinh tế thấp như:Trắm cỏ, chép, trôi, rô phi, mè trắng, mè hoa... Tổng sản lượng thủy sản của huyện Đức Trọng khoảng 800 tấn mỗi năm, trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản là 750 tấn, còn lại là khai thác thủy sản. Tổng giá trị sản xuất thủy sản hàng năm của huyện khảng 34.797 triệu đồng, trong đó, khai thác là 461 triệu đồng, nuôi trồng là 32.372 triệu đồng và dịch vụ là 1.964 triệu đồng.
Vì vậy, theo ngành chức năng huyện Đức Trọng,việc ứng dụng kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm nuôi cá chạch lấu thành công để phát triển mô hình nuôi cá chạch lấu tại Đức Trọng là cần thiết và phù hợp với chủ trương phát triển khoa học công nghệ và kinh tế nông nghiệp của địa phương, phát triển đối tượng nuôi mới, nhằm đa dạng cơ cấu vật nuôi và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đức Trọng.
NHẬT MINH
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.