• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản

Nguồn tin: Báo Nam Định, 28/06/2022
Ngày cập nhật: 29/6/2022

Hoạt động thả cá phóng sinh là một nét văn hóa tâm linh từ bao đời nay của người Việt, biểu hiện rõ nhất trong tục phóng sinh loài cá chép sau lễ cúng ông Công, ông Táo; ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7 âm lịch, các ngày lễ lớn của Phật giáo hàng năm. Những năm gần đây, Hội Từ thiện Chùa Vọng Cung (thành phố Nam Định) cũng đã tích cực tổ chức các hoạt động thả cá giống phóng sinh, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tăng, ni, phật tử trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.

Hội Từ thiện Chùa Vọng Cung, thành phố Nam Định thả cá giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Hội Từ thiện Chùa Vọng Cung đã tập hợp và tổ chức tuyên truyền đến các tăng, ni, phật tử và nhân dân về ý nghĩa của việc thả giống, bảo tồn và tái tạo nguồn lợi các loài thủy sản quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng và tác hại của các loại thủy sinh ngoại lai xâm hại, các quy định xử phạt trong việc nuôi giữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng sản phẩm của các loài thủy sản quý hiếm... Thượng tọa Thích Giác Vũ, Trưởng ban Từ thiện, Phó trụ trì Chùa Vọng Cung cho biết: Hoạt động thả cá phóng sinh của Chùa bắt đầu diễn ra từ năm 2014, với hơn 100 hội viên tham gia, chủ yếu là các tăng, ni, phật tử. Để có nguồn quỹ duy trì hoạt động thường xuyên, Hội thường xuyên tổ chức phát động các hội viên, nhà hảo tâm ủng hộ. Với phương châm “phóng sinh cứu mạng cầu phúc”, hướng mọi người gieo lòng từ bi, hàng tháng Hội Từ thiện phát động xây dựng quỹ từ 7-10 triệu đồng. Vào dịp 15 âm lịch hàng tháng, tại bến phà Tân Đệ cũ, Hội từ thiện chùa tổ chức lễ phóng sinh với các hoạt động làm lễ, cúng siêu và thả các loại cá truyền thống như: trôi, mè, trắm được mua từ các trại cá giống ở xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc), đảm bảo chất lượng cũng như thích nghi với nguồn nước của địa phương. Từng bì, chậu cá được mọi người thả xuống sông Hồng đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tăng, ni, phật tử và nhân dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Chị Vũ Phương Thanh, xã Mỹ Trung (Mỹ Lộc) cho biết: Từ lâu, giới tăng, ni, phật tử chúng tôi đã tích cực tham gia tuyên truyền trong gia đình, người thân thực hiện thả cá phóng sinh vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem đến thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm tưởng. Bên cạnh đó, việc thả cá ngoài mục đích bổ sung, tăng cường nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực chọn các loài thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế như cá rô đồng, cá mè, cá chép. Hội Từ thiện Chùa Vọng Cung cũng tuyên truyền các tăng, ni, phật tử không phóng sinh những loài thuộc danh mục ngoại lai, có nguy cơ xâm hại như: cá lau kính, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ… Khi phóng sinh các loài thủy sản, thao tác thả nhẹ nhàng, từ từ để chúng kịp thích ứng với môi trường mới. Không thả từ trên cao xuống hoặc tung lên cao rồi thả khiến các loài thủy sản có thể bị va đập. Từ khi triển khai đến nay, hoạt động thả cá của Hội Từ thiện Chùa Vọng Cung thực sự có ý nghĩa, đã đạt được những kết quả rất tích cực, đóng góp chung vào công cuộc tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản với hàng trăm triệu con giống thủy sản các loài, bao gồm các loài có giá trị cao về kinh tế và khoa học. Hoạt động phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản được thực hiện một cách có định hướng cả về nội dung và kỹ thuật, có sự hưởng ứng tích cực, đóng góp nguồn lực của đông đảo người dân, tăng, ni, phật tử tạo được sự lan tỏa trong toàn xã hội.

Từ những kết quả đạt được, thời gian tới, Hội Từ thiện Chùa Vọng Cung tiếp tục duy trì hoạt động thả cá giống nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và huy động nguồn lực của tăng, ni, phật tử và người dân trong hoạt động phóng sinh tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh việc ngăn chặn, giảm thiểu sự phát tán những loài thủy sản ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại ra môi trường, Hội sẽ hướng dẫn tăng, ni, phật tử, người dân phóng sinh những loài thủy sản bản địa nguy cấp, quý, hiếm, hữu ích cho môi trường sinh thái và đời sống xã hội, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội về bảo vệ nguồn lợi thủy sản./.

Bài và ảnh: Văn Huỳnh

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang