• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Doanh nghiệp và bà con lo ngại tình hình dịch bệnh EHP trên tôm nuôi

Nguồn tin: Vasep, 10/09/2024
Ngày cập nhật: 11/9/2024

Theo kết quả khảo sát mới đây của VASEP với các DN và cơ sở nuôi tôm, tôm nuôi đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh EHP khá nghiêm trọng.

Bệnh do vi bào tử trùng (EHP) có nguyên nhân do ký sinh trùng nội bào, tôm phát triển không đều, tăng trưởng chậm, thường bị mềm vỏ tôm không lột xác được sau 25 ngày thả nuôi, không gây chết tôm nhưng làm tổn thương ống gan tụy dẫn đến mầm bệnh cơ hội khác xâm nhập gây chết tôm và chưa có thuốc đặc trị.

Có thể nói gần như hầu hết các cơ sở cung cấp giống tôm đều "dính" EHP. Tôm giống kiểm tra có thể không ra vì nhiễm thấp, máy kiểm không ra. Chỉ khi đem về nuôi 20-40 ngày, bệnh mới phát triển, khi kiểm mới phát hiện ra.

Cụ thể tại nhiều vùng nuôi tôm, sau khi nuôi 20 ngày test phát hiện được 80-85% bị nhiễm bệnh, nuôi 40 ngày test phát hiện được tỷ lệ nhiễm bệnh là 96-99%.

Đặc biệt, tôm giống thời gian sản xuất ngắn có 20-22 ngày. Nên EHP có nhiễm nhưng rất thấp máy kiểm lúc đó không ra được.

Đáng lo hơn, theo các DN và cơ sở nuôi tôm, thì hiện nay không có thuốc hay phương án nào để chữa trị bệnh EHP. Tôm bị nhiễm EHP sẽ chậm lớn, phân trắng, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi và cho DN.

Ngày 9/9/2024, Cục Thú y tổ chức Hội nghị chuyên đề về chẩn đoán, xét nghiệm, phòng chống dịch bệnh TPD tại Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương. VASEP đã cử đại diện tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Điều phối viên Bộ phận Đào tạo thuộc Trung tâm ĐT và XTTM VASEP (VASEP.PRO) đã có một số ý kiến phát biểu về vấn đề này tại Hội nghị.

Do vậy, các DN và cơ sở nuôi tôm rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học sớm nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị để hỗ trợ người nuôi và DN.

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang