• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lão nông làm giàu từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Nguồn tin: Cổng TTĐT SNNPTNT Cà Mau, 21/10/2024
Ngày cập nhật: 6/11/2024

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp sở tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước là nông dân sản xuất giỏi của tỉnh Cà Mau, bằng ý chí quyết tâm, học hỏi, không ngại khó khăn, ông đã nuôi thành công mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú”.

Trao đổi với chúng tôi, Ông chia sẻ, gia đình ông có 1,3 ha đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu canh tác lúa, đến Năm 2000 nhà nước cho chuyển dịch sang nuôi tôm, gia đình bắt đầu thực hiện nuôi, chủ yếu theo hình thức nuôi tôm quảng canh truyền thống nên hiệu quả, năng suất mang lại thấp khoảng 100 – 200 kg/ha/năm, dịch bệnh trên tôm như đốm trắng, đầu vàng... thường xuyên xảy ra, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập gia đình. Trước khó khăn trên, với tinh thần quyết tâm, học hỏi, ông đã tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, các hội, ban ngành, đoàn thể tổ chức. Ngoài tham gia các lớp tập huấn, ông còn tham gia học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Đúc kết kinh nghiệm từ các chuyến tham quan học tập, các lớp tập huấn kỹ thuật đã giúp ông hiểu hơn về mô hình nuôi xen canh lúa -tôm càng xanh, luân canh tôm sú, từ đó ông mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và từ năm 2014 đến nay ông bắt đầu chuyển sang nuôi theo mô hình này và đã đem lại hiệu quả năng suất cao, trong đó: năng suất lúa ST24 đạt 5 tấn/ha, tôm sú 300-500 kg/ha, tôm càng xanh 300 – 500 kg/ha, qua đó tổng thu nhập bình quân sau khi trừ các khoản chi phí trong sản xuất, ông thu được trên 180 triệu đồng/năm.

Ông cho biết nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa luân canh tôm sú về mặt sinh học sẽ tách được mầm bệnh cho tôm sú sau khi kết thúc vụ lúa - tôm càng xanh, đồng thời cây lúa không chỉ giúp phân giải độc tố trong quá trình nuôi mà còn là nguồn thức ăn dồi dào cho tôm sú vụ luân canh.Tuy nhiên để thực hiện hiệu quả mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú” thì người nuôi cần lưu ý các điểm sau:

- Đối với cây lúa: Cần chọn những giống ngắn ngày thích nghi với vùng đất địa phương như ST24, ST25, OM2517, lúa lai…; mật độ sạ thưa từ 80-100 kg/ha; tuân thủ lịch mùa vụ hàng năm được các cơ quan chuyên môn khuyến cáo;tranh thủ các đám mưa tiến hành rửa mặn triệt để, ngoài ra thường xuyên thăm đồng để có giải pháp xử lý cho phù hợp.

- Đối với tôm càng xanh: nên thả nuôi mật độ từ 2-3 con/m2 và được ương trong ao gièo từ 30-45 ngày sau đó chuyển sang ruộng lúa; thường xuyên bổ sung phân hữu cơ định kỳ cho vuông nuôi để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, ngoài ra trong quá trình nuôi khi tôm đạt kích cở lớn bổ sung thêm ốc bươu vàng, cá tạp, khoai mì, khoai lan, hoặc ngâm lúa mầm,… để cho tôm ăn và định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học 10-15 ngày một lần để làm sạch nền đáy và ổn định môi trường.

- Đối với tôm sú: sau khi thu hoạch lúa, tôm càng xanh cần tiến hành cải tạo vuông nuôi triệt để, xử lý rốc rạ, kết hợp bón phân hữu cơ tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm; nên thả nuôi mật độ từ 1-2 con/m2, tôm giống kích cở lớn từ 2-2,5cm và định kỳ từ 10-15 ngày sử dụng chế phẩm sinh học một lần để làm sạch đáy vuông và phân hữu cơ để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

Ngoài thực hiện hiệu quả mô hình “xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú” giúp nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình, Ông Mai Văn Quốc còn kêu gọibà con xung quanh thành lập Hợp tác xã sản xuất tôm lúa, với tên gọi Hợp tác xã Quyết Tiến, có 26 thành viên tham gia.Thu nhập bình quân của mỗi thành viên Hợp tác xã trên 100 triệu đồng/năm.

Qua cách làm và hiệu quả từ mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú của Mai Văn Quốc, chúng tôi nhận thấy mô hình sản xuất đa canh có nhiều lợi thế hơn so với các mô hình sản xuất độc canh như tận dụng tối đa diện tích canh tác; các đối tượng nuôi, trồng có mối quan hệ hài hòa, hỗ trợ nhau; giảm thiểu chi phí sản xuất; giảm rủi ro; tăng hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường, phù hợp với vùng sản xuất lúa tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau và cần được triển khai nhân rộng trong thời gian tới./.

Ks: Trần Thanh Hải (Khuyến nông Cà Mau)

Các tin mới

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang