Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 04/12/2014
Ngày cập nhật:
5/12/2014
Năm nay, bệnh đốm nâu phát triển, lây lan mạnh gây thiệt hại cho nhiều nhà vườn, doanh nghiệp trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đỉnh điểm vào tháng 9, diện tích thanh long bị đốm nâu lên đến 12.749 ha, chiếm 52,21% diện tích thanh long toàn tỉnh. Ngay sau khi có sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT tại hội nghị bàn về "Thực trạng tình hình dịch bệnh trên cây thanh long", Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng, chống loại bệnh được xem “sát thủ” của loại trái cây này.
Vệ sinh vườn thanh long chủ động phòng trừ bệnh đốm nâu ở Hàm Tân.
Kết quả bước đầu
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, tính đến tháng 11/2014 diện tích thanh long bị bệnh đốm nâu toàn tỉnh còn 7.165 ha, giảm 5.584 ha so thời điểm tháng 8/2014. Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của ngành nông nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu. Bên cạnh là phong trào tổng vệ sinh để tiêu hủy nguồn bệnh đốm nâu để chủ động ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền bằng các hình thức tập huấn, in phát tờ rơi về quy trình phòng, chống bệnh đốm nâu cho người trồng thanh long trên địa tỉnh. Trong đó, mô hình vệ sinh vườn và tiêu hủy cành, quả bệnh do Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp Viện Khoa học nông nghiệp (KHNN) Việt Nam thực hiện thí điểm tại xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) và xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) bước đầu có kết quả là cơ sở triển khai thời gian tới.
Ông Trần Minh Tiến - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Qua triển khai mô hình, sau khi cắt tỉa cành thanh long bị bệnh, thu gom và đem ủ, phun bổ sung chế phẩm sinh học BIO-ADB vào đống ủ. Sau 30 ngày cành, quả thanh long bị phân hủy hầu hết, sau 45 ngày có thể sử dụng làm phân bón với hiệu suất thu hồi phân hữu cơ 400 - 450kg/1.000 kg cành tươi. Đặc biệt, hiệu quả tiêu diệt bào tử nấm rất cao. Hiện nay, quy trình sử dụng chế phẩm sinh học ADB đang trình Bộ Nông nghiệp & PTNT xem xét ban hành.
Triển khai tháng hành động
Mặc dù hiện nay diện tích thanh long bị bệnh đốm nâu đã giảm, tuy nhiên diện tích mắc bệnh vẫn còn cao, chiếm gần 30% diện tích thanh long toàn tỉnh. Mới đây, UBND tỉnh triển khai Tháng hành động phòng chống bệnh đốm nâu do Bộ Nông nghiệp & PTNT phát động từ 25/11 - 31/12/2014. Theo đó, Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố ra quân đồng loạt tiến hành triển khai đợt tổng vệ sinh vườn thanh long trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục tiến hành tiêu hủy cành, nụ, trái thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của Chi cục Bảo vệ thực vật. Để thực hiện tốt tháng hành động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh nhấn mạnh: “Các sở, ngành, địa phương cần tập trung toàn bộ lực lượng để thực hiện tháng cao điểm phòng bệnh đốm nâu theo chỉ đạo của Bộ NN & PTNT. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung, ý nghĩa của tháng hành động, để người trồng thanh long biết và tích cực tham gia”.
Ông Trần Minh Tiến - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh:
Đến nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh đốm nâu thanh long, phải áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp vệ sinh, cắt bỏ cành, quả bệnh tiến hành ủ theo quy trình của Viện KHNN Việt Nam. Đồng thời, bón phân cân đối không lạm dụng phân đạm và chất kích thích, không tưới nước buổi chiều tối. Khi áp lực bệnh nặng dùng hỗn hợp các hoạt chất Azoxystrobin + Difenoconazole + Carbendazim hoặc Mancozeb + Carbendazim 7 - 10 ngày 1 lần, liều lượng phun có hướng dẫn trên bao bì của các loại thuốc. Đặc biệt lưu ý phải ngừa bệnh sau mỗi cơn mưa.
Thanh Duyên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2014:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.