Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 29/12/2014
Ngày cập nhật:
30/12/2014
Hoàn thành công tác chuẩn bị
Sau hơn 20 ngày triển khai tháng cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long (28/11 - 31/12) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đến nay, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp (KHNN) Việt Nam tổ chức 5 lớp tập huấn cho 190 cán bộ huyện, xã và các đoàn thể hướng dẫn phòng, chống bệnh đốm nâu và quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, thị xã La Gi. Đồng thời tiến hành chọn 23 hộ thực hiện 4 mô hình với tổng diện tích 20 ha tại xã Tân Thuận, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam); xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc), thị trấn Chợ Lầu (Bắc Bình). Cấp phát thuốc cho các hộ tham gia mô hình và tổ chức tập huấn tại các địa phương. Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long tiếp tục triển khai nhân rộng 2 mô hình ở thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc). Đồng thời, cấp phát hơn 1.500 tờ rơi tóm tắt hướng dẫn quy trình phòng, chống bệnh đốm nâu và quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh của Viện KHNN Việt Nam; tiếp nhận 500 gói chế phẩm BIO-ADB+chất phụ gia để cung ứng cho nông dân (giá 85.000 đồng/gói)…
Còn tại các huyện trọng điểm trồng thanh long của tỉnh, đến nay đã thành lập Ban chỉ đạo phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long. Cụ thể, tại huyện Hàm Thuận Bắc, tính đến ngày 17/12, có 13/13 xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và triển khai ra quân vệ sinh vườn, tiêu hủy bệnh. Tuyên truyền quy trình phòng chống bệnh, phương pháp tiêu hủy nguồn bệnh đến các thành viên tổ thanh long VietGAP. Theo đánh giá của lãnh đạo UBND huyện Hàm Thuận Bắc, đa số hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện đã tiến hành dọn vệ sinh vườn, tăng cường chăm sóc để chong đèn nghịch vụ. Tuy nhiên, kết quả đợt ra quân làm vệ sinh, tiêu hủy mầm bệnh chưa nhiều, thu gom, tiêu hủy cành, trái nhiễm bệnh ở nơi công cộng trên địa bàn các xã, thị trấn chưa được thực hiện nghiêm túc. Còn tại huyện Hàm Thuận Nam, các phòng chuyên môn của huyện phối hợp với Chi cục BVTV tỉnh, Viện KHNN Việt Nam, tổ chức tập huấn, đẩy mạnh tuyên truyền tổng vệ sinh vườn thanh long, tổ chức thu gom cành thanh long bị bệnh ven đường xã Hàm Thạnh, Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Tân Thuận, Thuận Quý…
Chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp…
Theo đánh giá của UBND tỉnh, việc triển khai tháng cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long tiến độ vẫn còn chậm, chưa tổ chức các hội thảo đầu bờ, tham quan thực tế. Một bộ phận người trồng thanh long chưa thật sự tin tưởng thực hiện các mô hình tiêu hủy bào tử nấm do Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai có hiệu quả thời gian qua trên địa bàn tỉnh, cho rằng tốn nhiều thời gian, còn tư tưởng ỷ lại chờ thuốc… Ông Nguyễn Ngọc Hưng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết thêm: “Mặc dù lãnh đạo các huyện, xã có nhiều cố gắng trong việc triển khai các biện pháp tháng cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long, tuy nhiên kết quả bước đầu còn quá ít so với yêu cầu”.
Bệnh đốm nâu ở tỉnh ta lúc cao nhất vào tháng 9/2014 là 12.497 ha, chiếm 53,1% diện tích, đến nay giảm còn 5.426 ha. Tuy nhiên, thời điểm này thường xuất hiện những cơn mưa trái mùa, áp thấp dễ phát sinh mầm bệnh. Nếu chúng ta không triển khai quyết liệt hơn nữa để tiêu diệt mầm bệnh thì bệnh sẽ tiếp tục phát tán trong thời gian tới. Tại cuộc họp mới đây, ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển thanh long bền vững tỉnh, nhấn mạnh: “Triển khai tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu phải đảm bảo đồng loạt ở tất cả các vườn thanh long nhằm cắt nguồn bệnh. Đồng thời, tập trung đúng mức công tác tuyên truyền, tập huấn người trồng thanh long hiểu đúng nguồn gốc của bệnh; vệ sinh vườn, thu dọn, tiêu hủy cành thanh long nhiễm bệnh rơi vãi ở những nơi công cộng thì việc phòng trừ bệnh đốm nâu mới triệt để và hiệu quả cao”.
Thanh Duyên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2014:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.