• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình trồng chanh trên đồi ở xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Nguồn tin: Đài PT - TH Khánh Hòa, 24/02/2014
Ngày cập nhật: 25/2/2014

Khánh Nam là xã có điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn của huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bởi nơi đây nhiều đồi núi, ít có nguồn nước tưới. Vì vậy, khoảng 2 năm trở lại đây, tận dụng những vùng đồi kém dinh dưỡng, bà con nông dân xã đã phát triển mô hình trồng chanh, đặc biệt là loại chanh tứ quý trên triền đồi. Tuy nhiên, nông dân không trồng chanh tập trung mà trồng xen với bưởi để “lấy ngắn nuôi dài”, tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Ảnh: Đình Thông

Năm 2007, sau khi tìm hiểu về những giống cây trồng phù hợp với đất đồi, ông Trần Được, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh đã chọn cây chanh là cây trồng chính để “lấy ngắn nuôi dài” khi chờ cây bưởi ra hoa. Ông đã tìm hiểu và phát hiện ra giống chanh tứ quý với khả năng cho trái quanh năm. Nhờ làm đúng quy trình kỹ thuật, bón phân hợp lý nên cho trái đều. Sau 36 tháng, bắt đầu thu quả.

Mỗi năm vườn chanh nhà ông Được cho thu hoạch 4 đợt. Năng suất bình quân đạt 1-2 tấn/ha. Với giá bán hiện nay 13.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí thu lãi 6000 đồng/kg. Ông Trần Được chia sẻ: “Hiệu quả kinh tế chanh đạt lắm, coi như thu được 4 mùa, nó chỉ thất vụ vào thời điểm tháng 5,6 là giá rẻ hơn một chút nhưng đến tháng Tết kéo dài cho đến bây giờ thì chanh có giá, phát triển mạnh. Lợi ích đem lại cho nhà nông nhiều lắm. Cây nó cho trái quanh năm không bị đứt đoạn, dễ trồng dễ chăm sóc. Tôi không để bị sâu bệnh, cây chịu được hạn nên người ta trồng trên đồi trên rẫy mà năng suất nó cao lắm.”

Toàn xã Khánh Nam hiện có hơn 11ha chanh, trong đó 80% diện tích là chanh tứ quý được trồng ở các vùng triền đồi và thời gian thu hoạch kéo dài. Cây chanh tứ quý cho trái quanh năm, dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc, xử lý ra hoa đơn giản nên được nhiều hộ trồng.

Tuy nhiên người dân xã Khánh Nam không trồng chuyên canh chanh mà xen với nhiều loại cây ăn trái nhằm luân phiên cây trồng, hạn chế tình trạng bạc màu đất với mô hình trồng cây có múi gồm chanh tứ quý - bưởi da xanh. Đây là những loại cây cùng họ, có nhiều điểm tương đồng nên dễ chiết ghép cành để tạo ra cây con từ cây mẹ. Bên cạnh đó, việc chăm sóc cho những loại cây này cũng thuận tiện hơn. Do thời gian sinh trưởng của bưởi da xanh và chanh cách nhau từ 1-2 năm nên việc trồng xen canh cũng mang lại nguồn thu nhiều hơn.

Bà Trần Thị Việt – Cán bộ khuyến nông xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh cho biết: “So sánh với các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế thì có cây chanh, bưởi da xanh nhưng thường xuyên sử dụng là cây chanh. Bà con đã phá các loại cây không hiệu quả để trồng chanh. Trước đây bà con trồng loại chanh thường, mỗi năm ra một vụ nhưng hiện nay có loại chanh tứ quý cho quả đều. Nếu như bà con biết chăm sóc thì cây cho trái sớm cho thu nhập cao. Hướng tới, chúng tôi sẽ kiến nghị với Trạm khuyến nông huyện mở những lớp tập huấn 2 cây hiệu quả nhất là cây chanh và cây bưởi da xanh để chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện vay vốn để bà con trồng xóa đói giảm nghèo”.

Khi lập vườn đồi, chanh là cây trồng cho thu hoạch và xoay vòng vốn nhanh nên phù hợp với tập quán canh tác của người dân các xã miền núi Khánh Vĩnh. Mặc dù có điều kiện đất đai thuận lợi, thế nhưng đa số hộ nông dân là đồng bào đòng bào dân tộc thiểu số, kiến thức nông nghiệp còn hạn chế, thường trồng nhỏ lẻ, tự phát. Vì vậy, các đơn vị chuyên ngành nông nghiệp cần tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp bà con triển khai trồng chanh hiệu quả bền vững, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo./.

An Phú

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang