• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khi nông dân ngơ ngác trên mảnh vườn

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 20/07/2014
Ngày cập nhật: 21/7/2014

Những câu chuyện cùng nông dân xã Đồng Phú (Long Hồ, Vĩnh Long) ngay trên mảnh vườn nghe sao buồn quá. Buồn vì “cơn bão” chổi rồng đã thổi bay những vườn nhãn đã cắm rễ trên đất cù lao, đã gắn bó cùng nông dân hơn nửa thế kỷ nay.

Nhưng buồn nhất là người nông dân đang hoang mang không biết phải trồng cây gì đây sau khi đã đốn sạch vườn nhãn?

Nông dân nên trồng cây gì?

Ngành nông nghiệp đã dành ra một số tiền lớn để hỗ trợ nông dân trong cuộc chiến dập dịch chổi rồng trên cây nhãn, trong đó đáng kể là thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng đến nay, đã có gần 1.000ha nhãn phải đốn trắng, riêng xã Đồng Phú là trên 230ha.

Vườn thanh long được cải tạo từ vườn nhãn của anh Phúc Mười.

Nếu là người thật sự có trách nhiệm sẽ rất đau lòng khi đọc bản báo cáo 6 tháng đầu năm 2014 của xã: “Nhãn thu hoạch 6ha”. Như vậy người nông dân trên xứ nhãn cù lao đang sống bằng cái gì?

Trong khi chôm chôm thu hoạch rộ thì đang dội chợ giá chỉ có 2.000- 3.000 đ/kg, mà phải là chôm chôm đường, chôm chôm Thái mới “đứng chợ” được. Nhưng cây chôm chôm cũng chưa chắc… “mạnh khỏe” được lâu, vì đang có nguy cơ nhiễm bệnh chổi rồng.

Gặp ông Hai Nam ở ấp Phú Hòa 1, đang cuốc đất trên vườn nhãn đã đốn trắng, hỏi ông sắp tới sẽ trồng lại cây gì? Ông lắc đầu buồn bã: “Chưa biết nữa!” Bí thư Đảng ủy xã Đồng Phú Nguyễn Văn Kiếm cho biết: “Việc phun xịt thuốc theo quy trình của ngành nông nghiệp, đều bị tái nhiễm 100%, mà quy trình này thì giá thành quá cao trong khi giá nông sản thì bấp bênh trồi sụt.

Nhiều bà con hiện nay sau khi phá trắng vườn nhãn rồi bỏ đó, chớ chưa biết trồng cây gì nữa. Tại cuộc họp với lãnh đạo huyện Long Hồ và Sở Nông nghiệp và PTNT, xã có đề xuất nếu trồng lại vườn thì xin hỗ trợ cây giống, vì thật ra mấy năm nay không có thu nhập gì, nông dân cũng không có tiền tái lập lại vườn.

Lãnh đạo sở cũng ghi nhận thôi chớ cũng chưa có hướng giải quyết”. Mà nếu như có vốn, nông dân cũng không biết phải trồng cây gì nữa? Xã cũng chỉ khuyến cáo bà con chung chung thế này: Bà con nên xem coi, chuyển đổi trồng loại cây nào có hiệu quả kinh tế cao.

Nhưng nông dân muốn có câu trả lời rõ ràng là cây gì có hiệu quả kinh tế cao? Riêng bài toán chổi rồng, ngành nông nghiệp vẫn chưa cho lời giải. Còn chuyện nông sản ra chợ nào, giá nào thì nông dân cũng không biết phải hỏi ai! Nông dân đang nghèo ngay trên mảnh vườn màu mỡ của mình.Không biết trách nhiệm này thuộc về ai?

Nông dân cần được tiếp sức

Ông Phan Văn Ba- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Phú Hòa 1 xót xa khi “chia tay” 5 công nhãn của mình: “Chú coi đau lòng lắm chớ khi tự tay cưa mấy gốc nhãn mà mấy chục năm gắn bó với nó, có những gốc nhãn trước sân hồi xưa hái 400- 500kg mỗi cây, giờ không nỡ đốn mà để đó cho có bóng mát.

Nhiều người đốn nhãn rồi tự tìm hiểu trồng lại cây khác, nhưng cũng hồi hộp lắm không biết mai mốt nó ra sao. Mà phải có tiền mới đầu tư được, không thôi thì chịu. Hiện nay, ở Đồng Phú một số bà con chuyển qua cây chôm chôm. Nhiều người thấy chanh tàu có giá thì chuyển qua chanh tàu, nhưng giá cả thì nó cũng cà giựt lắm”.

Giâm ớt trồng xen vườn là giải pháp tạm thời kiếm thêm tiền chợ.

Một số bà con ở xã Đồng Phú đang chuyển qua loại cây mới là thanh long, nhưng để đầu tư loại cây này rất tốn kém. Anh Phúc Mười ở ấp Phú Hòa 1, sau khi đốn nhãn đã qua tận Tiền Giang để tìm hiểu, rồi quyết định trồng 4 công thanh long, tất cả chi phí trên 50 triệu đồng. Trong thời gian chờ thu hoạch trái, anh Phúc Mười trồng xen cây ớt để kiếm tiền chợ.

Ông Nguyễn Văn Kiếm đề nghị: “Trồng cây gì là một chuyện, nhưng trước hết ngành thương mại phải làm tốt công tác xúc tiến để bảo đảm đầu ra cho trái cây. Có vậy thì nông dân mới có niềm tin dồn sức đầu tư mạnh trên mảnh vườn của mình. Thứ hai là tỉnh nhà nên xây dựng nhà máy chế biến trái cây hoặc ít nhất là phải có chợ đầu mối để có thể kiểm soát được giá nông sản”.

Đồng ý kiến với nông dân, ông Kiếm cho rằng nông dân rất cần được tiếp sức từ các ngân hàng, với lãi suất thật ưu đãi.

Bí thư Đảng ủy xã Đồng Phú lo lắng: Theo tình hình này, khi chưa có được câu trả lời sáng sủa cho cây nhãn thì xã rất khó đạt được tiêu chí thu nhập trong những năm tới.

Năm 2014, Đồng Phú chỉ đăng ký 2 tiêu chí là: môi trường và cơ cấu lao động. Nhưng dù có đạt bao nhiêu tiêu chí đi nữa, thì làm sao vui được khi nông dân đang ngơ ngác trên mảnh vườn của mình, khi dịch bệnh đã gỡ trắng tay nguồn thu nhập của bà con!

NGỌC TRẢNG

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang