Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 31/07/2014
Ngày cập nhật:
3/8/2014
Theo Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), vùng chuyên canh các giống hồng ăn trái của Đà Lạt và vùng phụ cận có thể ghép cải tạo với 2 giống hồng mới của Nhật Bản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, có tên là Fuyu và Jiro.
Gốc hồng Đà Lạt có thể ghép cải tạo với giống hồng ngọt Fuyu và Jiro năng suất, giá trị cao của Nhật Bản
Khảo sát của Viện Bảo vệ thực vật cho biết, hồng ăn trái là cây trồng truyền thống ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên, trong đó có Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đến nay, những giống hồng trồng phổ biến trên những “vùng sinh thái” đặc biệt này gồm nhóm hồng giấm, hồng ngâm thuộc chủng loại hồng chát. Đây là những giống hồng đều có thể thu hoạch khi vỏ trái còn căng và chắc, nên dễ bảo quản giữ tươi, không bị dập nứt trên đường vận chuyển từ khu vực sản xuất vùng sâu, vùng xa đến tiêu thụ ở khu vực đô thị của từng địa phương. Tuy nhiên, do phần lớn giống cây đã “xưa cũ”, cộng với kỹ thuật chăm sóc không còn thích hợp, dẫn đến năng suất và chất lượng các giống hồng trong nước ngày càng sụt giảm, giá trị kinh tế thấp kém. Bên cạnh đó, nông dân một số địa phương vẫn sử dụng phương pháp dú chín trái hồng sau thu hoạch theo kinh nghiệm thủ công, đã góp phần làm “biến chất” hương vị thêm phần chát đắng hoặc gây trái chín ép, khó tìm đầu ra.
Để khắc phục thực trạng trên, bắt đầu từ năm 2008, Viện Bảo vệ thực vật đã chủ trì Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng hồng ngọt ở Việt Nam”, đưa giống hồng ngọt Fuyu và Jiro từ Nhật Bản về ghép cải tạo thực nghiệm với các giống hồng địa phương khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Đến nay, Viện đã hoàn chỉnh quy trình từ ghép cải tạo đến chăm sóc và thu hoạch, đạt những kết quả khá khả quan. Theo đó, trên các vùng đất có độ cao từ 950-1.000m thuộc các tỉnh Lào Cai, Sơn La và độ cao từ 150-350m thuộc các tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, hồng ngọt Fuyu và Jiro ghép cải tạo với các giống hồng bản địa, canh tác sau 2 năm đã kết trái, “gặt hái” từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9 trong năm. Trong đó trọng lượng mỗi trái hồng giống Fuyu đạt từ 110-178 gam; giống Jiro đạt từ 130-220 gam. Trong một vụ mùa hồng Fuyu và Jiro, các đối tượng gây hại gồm sâu ăn lá, sâu gặm vỏ, rệp sáp… phát sinh từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5 đều đã được Viện áp dụng các biện pháp khoa học phòng trừ hiệu quả.
Đáng quan tâm là hồng ngọt Fuyu, Jiro ghép cải tạo đều tăng năng suất vượt trội từ năm thứ 3 trở đi. Cụ thể, năng suất trên mỗi ha Jiro “đến tuổi” năm thứ 2, thứ 3 và thứ 4 ở vùng sinh thái Bắc Hà - Lào Cai (950m) đạt lần lượt hơn 1,1 tấn, gần 6,1 tấn và 11 tấn; ở vùng Mộc Châu - Sơn La (1.000m) là 1,6 tấn, 7,6 tấn và hơn 12 tấn. Tương tự, trên mỗi ha Fuyu ở độ cao 950m (Bắc Hà - Lào Cai) “thu bói” sau 2 năm trồng, chăm sóc mới thu hơn 0,6 tấn, đến năm thứ 3, thứ 4 tăng lên 5,3 tấn và hơn 10,3 tấn; ở độ cao 1.000m (Mộc Châu - Sơn La) thu từ hơn 1,3 tấn vụ mùa đầu tiên, tăng lên 7 tấn và gần 12,4 tấn trong 2 vụ kế tiếp.
Liên hệ với riêng Đà Lạt và các vùng phụ cận, diện tích hồng ăn trái (giống địa phương) trồng tập trung có năm lên đến 2.500ha (khoảng 1.000ha trồng ở Đà Lạt và 1.500ha trồng ở Đơn Dương), mùa vụ thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, đạt tổng sản lượng ước khoảng 4.500-5.000 tấn, sau đó tiêu thụ bằng hình thức bán tươi là chủ yếu, chỉ chiếm phần nhỏ chế biến sấy khô ở quy mô thủ công, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, Viện Bảo vệ thực vật cũng đã khẳng định rằng, nếu “đối chứng” với điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác thì vùng Cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt cùng các vùng phụ cận hoàn toàn thích hợp để ghép cải tạo giống hồng Fuyu và Jiro nhập về từ Nhật Bản với gốc hồng bản địa như đã thực hành thành công ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc như đã nói ở trên. Hiện hồng Fuyu và Jiro mang xuất xứ Việt Nam bắt đầu thâm nhập thị trường xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapore với mức giá nhiều triển vọng - từ 3,6-4,5USD/kg. Bởi vậy, đây là một vấn đề gợi mở khá thiết thực nhưng không kém phần bức bách đối với công tác khuyến nông, thay thế giống hồng mới cho Đà Lạt nói riêng, Lâm Đồng nói chung.
VĂN VIỆT
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.