Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 15/09/2014
Ngày cập nhật:
17/9/2014
Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa chính thức cho phép trái vải và nhãn Việt Nam xuất khẩu sang nước này.
Như vậy là giấc mơ 16 USD/5 quả vải thiều đối với Bắc Giang đã không còn là chuyện xa vời. Cánh cửa và cơ hội từ một thị trường vào loại "khó tính" nhất thế giới đã mở ra.
Theo thông tin trên một số báo, trước khi chính thức xuất khẩu hai loại trái cây nói trên, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) sẽ phối hợp với kiểm dịch viên Mỹ tại Việt Nam xây dựng danh sách mã vùng trồng vải, nhãn; các nhà máy phải xây dựng xong bản đồ liều lượng... Trái cây vào Mỹ phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Cụ thể, ngoài yêu cầu phải được trồng trên vùng đất được đăng ký, mỗi lô hàng phải kèm theo chứng chỉ của Cục Bảo vệ thực vật xác định sản phẩm phù hợp với quy định. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lân (Bộ Khoa học và Công nghệ), vải và nhãn vào thị trường Mỹ thường phải áp dụng biện pháp chiếu xạ diệt 16 loại vi khuẩn, nấm bệnh để ngừa dịch hại…
Với quả vải, có nhiều công nghệ sau thu hoạch đã được nghiên cứu, ứng dụng thành công để kéo dài thời gian bảo quản, giữ nguyên hương vị và màu sắc (CAS - Nhật Bản, Jujan- Israel). Vụ vải năm 2014 vừa mới kết thúc với nhiều thành công trong sản xuất, tiêu thụ. Việc mở “cánh cửa” xuất khẩu vải thiều và nhãn sang Mỹ là bước tiếp theo trong chuỗi thành công đó.
Được biết, Sở Công thương đã xây dựng đề án trình Bộ Công thương đề xuất đưa vải thiều vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Nếu mục tiêu này đạt được vào năm 2015, vải thiều sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn của Chính phủ và nhiều bộ, ngành khác tiến tới đưa vải thiều vào quy hoạch sản xuất quốc gia, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản, chế biến, quảng bá ra thị trường quốc tế.
Song để chủ động nắm bắt cơ hội, trước hết, các cấp, ngành liên quan và nông dân trong tỉnh cần chuẩn bị từ bây giờ. Và để xuất khẩu được sản phẩm không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Bắt đầu từ chuẩn bị vùng nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của đối tác bằng việc hướng dẫn người trồng vải tuân thủ quy trình an toàn, ít nhất là VietGAP và cao hơn nữa là GlobalGAP. Cần thu hút, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh có đủ năng lực tham gia, chủ động đứng ra đảm nhận bước đi này từ đầu tư dây chuyền công nghệ xử lý, bao gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
Công nghệ cao, đắt đỏ, yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vẫn luôn là những thách thức không dễ vượt qua đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lân, thanh long xuất vào thị trường Nhật Bản là một ví dụ. Sau lô đầu tiên, chỉ một người tiêu dùng phát hiện giòi trong quả thanh long là lập tức sản phẩm bị dừng nhập khẩu, phải mất 10 năm sau mặt hàng này mới trở lại được Nhật Bản. Dẫn chứng như vậy để thấy giữa cơ hội và khả năng hiện thực hoá cơ hội không hề đơn giản.
Lâm Dũng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2014:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.