Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 24/10/2014
Ngày cập nhật:
26/10/2014
Hiện nay, việc tìm kiếm mô hình phù hợp để phát triển kinh tế ở nông thôn là chuyện không dễ dàng. Nhưng bằng nỗ lực, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Hiếu (Ba Lem) ngụ ấp An Bình, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã thoát nghèo thành công, vươn lên làm giàu với mô hình chăn nuôi kết hợp (thỏ - dê - trăn), thu nhập của gia đình ông trên 100 triệu đồng/năm.
Ông Hiếu sử dụng nguồn con giống lai chất lượng, mau lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao
Giã từ nghề thương hồ lênh đênh sông nước, ông Hiếu lên bờ lập nghiệp với số vốn ít ỏi trong tay. Không có đất canh tác, cuộc sống gia đình chật vật đã thôi thúc ông không ngừng suy nghĩ và tìm hướng đi mới nhằm phát triển kinh tế gia đình. Được bạn bè giới thiệu và giúp đỡ, ông bắt đầu tạo dựng sự nghiệp với mô hình nuôi thỏ. Bắt đầu nuôi 60 con thỏ nái, ông học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ qua sách báo và đi thực tế các nơi để tham khảo. Thời gian đầu không ít lần khó khăn, ông từng có lúc chùn bước, nhưng bằng niềm đam mê, ông Hiếu không nản lòng, quyết tâm phát triển trại thỏ.
Ông Hiếu chia sẻ, chăn nuôi thỏ là mô hình dễ làm, phù hợp với lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Vì nuôi thỏ không tốn nhiều chi phí, việc chăm sóc thỏ cũng nhẹ nhàng, đặc biệt thị trường tiêu thụ khá ổn định. Với lượng khách hàng hiện tại của tôi, trung bình mỗi tháng có thể tiêu thụ 4 - 4,5 tấn thỏ thịt. Hiện quy mô chăn nuôi của gia đình tôi không đủ cung cấp cho khách hàng. Do đó, tôi đã mở rộng liên kết chăn nuôi với bà con ở địa phương bằng cách bán thỏ giống với giá ưu đãi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu đầu ra cho bà con. Tôi nghĩ, việc làm này không những giúp bà con ở đây tăng thu nhập kinh tế mà còn là điều kiện tốt mở rộng và liên kết vùng chăn nuôi, góp phần tạo thương hiệu và sức cạnh tranh với các khu vực nuôi thỏ khác.
Sau gần 10 năm phát triển, đến nay trại thỏ của ông Hiếu có khoảng 800 con. Ngoài ra, ông Hiếu còn phát triển chăn nuôi dê và trăn kết hợp. Ưu điểm của mô hình chăn nuôi kết hợp này là sự gắn kết mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, nguồn thức ăn của thỏ và dê gần như giống nhau nên người chăn nuôi có thể tiết kiệm thời gian và sức lao động khi tìm nguồn thức ăn. Trong quá trình nuôi thỏ sinh sản, thỏ con thường bị chết, vì vậy việc nuôi trăn để tận dụng nguồn thức ăn này là cách giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, ngoài chuồng thỏ khoảng 800 con, ông Hiếu còn nuôi 50 con dê và trên 60 con trăn lớn nhỏ. Bên cạnh việc chăn nuôi cung cấp thịt thỏ, dê, trăn thương phẩm cho thị trường, trại thỏ Ba Lem (ấp An Bình, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò) còn là địa chỉ tin cậy cung cấp các loại con giống như: thỏ Kali, thỏ NewZealand; dê; trăn giống cho bà con chăn nuôi trên địa bàn huyện và một số tỉnh, thành lân cận. Hiện gia đình ông Hiếu đang dự kiến mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng thêm cỏ để đáp ứng tốt nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi.
Mỹ Lý
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.