Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 28/11/2014
Ngày cập nhật:
30/11/2014
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi bò sinh sản, mang lại hiệu quả thiết thực…
Chăm sóc bò giống.
Hiệu quả bước đầu
Từ một hộ nghèo, đến nay gia đình anh Trương Ban ở thôn Suối Luồng, xã Vạn Thắng đã có cuộc sống khấm khá. Gia đình anh là một trong rất nhiều hộ nuôi bò sinh sản có hiệu quả ở xã Vạn Thắng, mỗi năm thu được vài chục triệu đồng từ việc bán bò và bê. Theo anh Ban, anh đang chăm sóc 7 con bò, chủ yếu là bò lai, trong đó có 5 con bò cái. Việc chăn nuôi bò sinh sản không khác nhiều so với cách nuôi bò vỗ béo, chủ yếu đợi bò cái đến thời điểm có thể mang thai thì cho thụ tinh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật nhằm đảm bảo bê con sau khi sinh sẽ có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, phải đảm bảo được nguồn thức ăn. Trong khuôn viên nhà mình, anh đã dành riêng 1.000m2 đất để trồng cỏ voi, nhằm cung cấp đủ lượng thức ăn cho bò. Anh cũng đã tìm hiểu qua sách báo và tham gia các lớp tập huấn để học tập kỹ thuật nuôi bò, và đặc biệt là rất chú ý đến khâu tuyển chọn con giống.
Ông Trương Văn Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, nuôi bò sinh sản đang được nhiều nông dân xã Vạn Thắng lựa chọn. Bởi bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp. Địa hình xã Vạn Thắng tương đối bằng phẳng, có nhiều đồng cỏ khá thuận lợi cho việc chăn nuôi. Những năm gần đây, giá bò ổn định ở mức cao nên càng khuyến khích nông dân trong xã đầu tư nuôi bò. Từ mấy hộ ban đầu, đến nay toàn xã đã có hơn 120 hộ nuôi bò sinh sản.
Thành công từ nguồn vốn vay
Tháng 4 - 2014, Hội Nông dân huyện Vạn Ninh đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản ở xã Vạn Thắng gồm 15 thành viên. Mỗi thành viên được vay 30 đến 40 triệu đồng với lãi suất thấp từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh để mua bò giống. Trong quá trình tham gia tổ liên kết, các thành viên được hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, chọn giống, xây dựng chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh... Cán bộ thú y xã cũng thường xuyên đến tận chuồng trại để theo dõi, trao đổi với chủ hộ nuôi. Nhờ đó, đến nay, 30 con bò giống của các thành viên trong tổ liên kết đều phát triển tốt. Anh Lê Văn Bằng ở thôn Suối Luồng phấn khởi nói: “Tôi đi tham quan nhiều nơi thấy mô hình chăn nuôi bò sinh sản phát triển khá tốt nên đã có ý định nuôi. Được huyện chọn thí điểm, hỗ trợ vốn mua 2 con bò nuôi theo mô hình sinh sản, nên tôi sẽ cố gắng tập trung chăm sóc đàn bò. Bởi với thời gian của dự án là 3 năm, bình quân mỗi năm bò sinh 2 con thì khi kết thúc dự án tôi đã có 6 con bò”.
Ông Phạm Tám - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vạn Ninh cho biết, từ năm 2011 đến nay, mô hình nuôi bò thịt trên địa bàn huyện phát triển mạnh, vì vậy nhu cầu bò giống cũng tăng lên. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản đang là hướng đi phù hợp, mang lại thu nhập cao cho nông dân xã. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 tổ liên kết sản xuất, nhưng mô hình nuôi bò sinh sản là một trong số ít tổ liên kết sản xuất hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho hội viên.
Văn Dư
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.