Nguồn tin: Báo Hưng Yên, 14/04/2014
Ngày cập nhật:
18/4/2014
Vào khoảng tháng 3 âm lịch, khi hoa nhãn nở rộ, các hộ nuôi ong trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và một số người dân ở các địa phương khác lại đưa đàn ong về Hưng Yên để lấy mật hoa nhãn.
Nghề nuôi ong đã có từ lâu đời. Để duy trì và phát triển đàn ong, thợ ong phải đưa đàn ong đi khắp nơi để tìm nguồn hoa, làm thức ăn nuôi ong lấy mật. Loài cây để ong lấy mật tốt nhất là hoa của các loại cây ăn quả, trong đó mật ong hoa nhãn có giá trị kinh tế cao hơn cả.
Ưu điểm của nghề nuôi ong là vốn đầu tư ban đầu không lớn và không tốn nhiều nhân lực. Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi ong, để phát triển hiệu quả mô hình này, người nuôi ong cần có sự am hiểu về đặc tính của loài ong, phải lựa chọn được ong chúa tốt, có khả năng sinh sản để duy trì bầy đàn và điều tiết hoạt động của đàn ong.
Hiện nay, người dân nuôi giống ong ta và ong Ý. Trong đó, đa phần người dân nuôi giống ong Ý bởi ong Ý cho sản lượng mật cao. Mật ong ta và mật ong Ý mỗi loại có một ưu điểm riêng, giá cả cũng khác nhau. Không chỉ được tiêu thụ nội địa, mật ong Hưng Yên còn được xuất khẩu đi các nước như Đài Loan, Trung Quốc và các vùng lãnh thổ… Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường, các sản phẩm từ ong đều được ưa chuộng như: sữa ong chúa, phấn hoa... điều này đã nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong.
Nuôi ong là nghề mang lại thu nhập cao cho người dân. Năm nay, do tình hình thời tiết mưa ẩm kéo dài, lượng mật nhãn ít nên theo dự đoán của các thợ ong, thời gian khai thác mật ong hoa nhãn chỉ kéo dài từ 25 – 30 ngày, sản lượng mật chỉ bằng 40 – 50% so với năm 2013. Hiện, mật ong Ý có giá bán từ 80 – 85 nghìn đồng/kg, mật ong ta có giá bán từ 110 – 120 nghìn đồng/1 kg, cao hơn 10 – 15% so với cùng kỳ năm trước.
Mật ong hoa nhãn là đặc sản của Hưng Yên. Với lợi thế là một tỉnh có diện tích trồng nhãn tương đối lớn, đầu ra sản phẩm thuận lợi, tỉnh Hưng Yên có nhiều tiềm năng để mở rộng các mô hình nuôi ong lấy mật. Tuy nhiên để mật ong hoa nhãn Hưng Yên giữ được uy tín và chiếm lĩnh thị trường, vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần được các ngành chức năng quan tâm hơn.
Thu Yến – Đức Tuấn
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.