Nguồn tin: Đài PT-TH Sóc Trăng, 08/07/2014
Ngày cập nhật:
9/7/2014
Nghề trồng cỏ nuôi bò đang phát triển rất mạnh ở Sóc Trăng, mô hình này khá dễ dàng áp dụng và cho thu nhập cao nên đang thu hút nông dân. Nhưng để phát triển theo hướng bền vững,tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp sữa bò lâu dài,cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn rõ ràng,đây là điều mà lãnh đạo tỉnh,chính quyền các cấp và nông dân Sóc Trăng đang hướng đến.
Từ đàn bò sữa nền trong dự án “Nâng cao đời sống nông thôn ở Sóc Trăng do Chính Phủ Canada tài trợ không hoàn lại”, số lượng ban đầu trên 2.400 con chuyển giao cho bà con Khmer ở các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ ở các huyện Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Thạnh Trị, thị xã Vĩnh Châu, đến nay tổng đàn bò sữa của Sóc Trăng đã nâng lên hơn 4.700 con, giúp nhiều hộ nâng cao thu nhập bình quân trên 20 triệu/năm.
Xác định nuôi bò sữa giúp nông dân giảm nghèo nhanh và bền vững, đầu năm 2014 dự án “Phát triển đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng” được lãnh đạo tỉnh phối hợp với tổ chức Heifer Việt Nam lên kế hoạch và bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu tháng 7 này. Theo đó, 8 ngàn nông hộ sẽ được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ dự án, mục tiêu từ đây đến năm 2019, tổng đàn bò sữa Sóc Trăng sẽ tăng lên trên 11.400 con, cung cấp trên 3 ngàn tấn sữa mỗi năm và nông hộ có thu nhập trên 80 triệu đồng/năm.
Như vậy, đàn bò sữa đang ngày một tăng lên, nhu cầu về thức ăn cũng sẽ tăng theo. Theo ông Trần Văn Tâm - Trưởng phòng Chăn nuôi thuộc Sở NN-PTNT Sóc Trăng, toàn tỉnh có gần 200 ha trồng cỏ nuôi bò, cộng thêm các nguồn thức ăn phụ khác như rơm, hoa màu… thì đảm bảo đầy đủ thức ăn cho tổng đàn bò sữa của tỉnh: Đàn bò sữa bây giờ là khoảng 4 ngàn 700 con, như vậy tính ra 1 con bò có khoảng 500m2 đất cỏ, như vậy là đạt yêu cầu.
Theo kế hoạch, việc phát triển đàn phải song song với mở rộng các vùng trồng cỏ chuyên canh nuôi bò sữa, theo đó với mục tiêu đạt trên 17.800 con bò sữa vào năm 2020, tỉnh cũng xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích trồng cỏ lên 1.200 ha. Đồng thời các mô hình trồng cỏ đang thu hút rất nhiều nông dân, đặc biệt là những hộ có nuôi bò hoặc có kế hoạch mua bò về nuôi. Anh Lê Minh Nhựt ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên cho biết: Trồng cỏ dễ, ít tốn công, ít tốn chi phí, khoảng 30 ngày là cắt được một đợt cỏ mới, rồi cỏ lại tiếp tục mọc lên không cần trồng lại, một công cũng được vài tấn cỏ.
Ngoài các diện tích thổ cư và đất phi nông nghiệp, hầu hết đất đai ở Sóc Trăng đều sản xuất lúa, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi thủy sản, trồng màu hoặc cây ăn trái. Việc mở rộng một loại cây trồng mới phần nào làm thu hẹp các diện tích sản xuất nông nghiệp khác. Bà con cần tính toán kỹ trước khi loại bỏ hẳn các cây trồng chính để chuyển sang trồng cỏ, bởi cỏ chỉ làm thức ăn cho gia súc, rất khó tìm đầu ra khi nguồn cung vượt cầu. Đồng thời chính quyền các cấp cũng cần có quy hoạch rõ ràng về việc phát triển các đồng cỏ ở địa phương, giúp nông dân đạt lợi nhuận cao nhất từ mảnh đất của mình.
Ngọc Khuê
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.