Nguồn tin: Báo Gia Lai, 14/07/2014
Ngày cập nhật:
15/7/2014
Trong 5 năm qua, ngành chăn nuôi của Gia Lai phát triển khá nhanh, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà dưới hình thức trang trại. Tuy nhiên, để phát triển ngành chăn nuôi bền vững, rất cần các chính sách phù hợp để hỗ trợ người chăn nuôi.
Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp Gia Lai, mặc dù ngành chăn nuôi trong thời gian qua phát triển mạnh nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Điều này đã khiến cho người chăn nuôi không chỉ bị thiệt hại về giá do khả năng cạnh tranh kém, không kiểm soát được đầu ra, bị thương lái ép giá. Ngoài ra, do không chủ động được nguồn thức ăn và nơi tiêu thụ, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh với các đơn vị có vốn lớn.
Người chăn nuôi nhỏ lẻ luôn chịu thiệt thòi, rủi ro cao nhưng các khâu trung gian lại hưởng lợi nhiều nhất. Ông Đoàn Trực-Chủ trang trại chăn nuôi gà ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) cho rằng: Chúng tôi bán gà cho thương lái với giá trên dưới 60.000 đồng/kg, nhưng khi sản phẩm do chúng tôi làm ra đến tay người tiêu thụ thì giá lên đến 100.000 đồng-120.000 đồng/kg. Khoản chênh lệch này “lọt” vào thương lái. Người chăn nuôi thiếu thông tin về tình hình chăn nuôi (giá cả thị trường, sức tiêu thụ…) nên dẫn tới tình trạng lúc giá cao thì ồ ạt đổ xô tái đàn, mở rộng chăn nuôi, đến lúc giá hạ thấp lại ngưng nuôi, giảm đàn. Do đó, khi giá cao không có sản phẩm để bán bù lỗ.
Nhằm chuyển dịch chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã có quy hoạch tổng thể chi tiết chăn nuôi, giết mổ, chế biến tiêu thụ gia cầm tập trung. Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề ra phương án thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong thời gian tới mô hình chăn nuôi nông hộ, gia trại vẫn tiếp tục được duy trì ở những khu vực thưa dân cư, tiếp giáp nội thị. Tỉnh đặc biệt coi trọng việc chuyển từ hình thức chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ lẻ ở nông hộ lên hình thức trang trại tập trung với phương thức bán công nghiệp và công nghiệp.
Theo định hướng phát triển ngành chăn nuôi, thời gian tới tỉnh khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại tập trung, đồng thời áp dụng mô hình chăn nuôi tiên tiến theo quy chuẩn VietGAP ở các vùng đã quy hoạch. Đồng thời xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động của môi trường để có thể nhân rộng các mô hình chăn nuôi gia công cho các công ty trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao.
Để giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, cần khuyến khích cơ sở chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi VietGAP trong nông hộ. Bên cạnh đó, theo ghi nhận của chúng tôi các chủ trang trại chăn nuôi đề nghị tỉnh cần chỉ đạo các ngân hàng có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới đối với các trang trại bị thiệt hại do dịch bệnh; có chính sách đầu tư vốn vào các trang trại chăn nuôi heo, gia cầm tập trung với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp; tăng cường công tác phòng-chống dịch bệnh. Mặt khác, hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ chăn nuôi, giết mổ, buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
Anh Khoa
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.