Nguồn tin: Báo Công Thương, 12/08/2014
Ngày cập nhật:
13/8/2014
Mấy năm trở lại đây có một thực trạng đầy quan ngại: Những người chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chịu “hai mũi tấn công” mạnh mẽ, rất khó chống đỡ, nguy cơ thua thiệt đã hiện hữu.
Thứ nhất: Thịt bò, thịt gà ngoại ồ ạt “xâm chiếm” thị trường Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi, năm 2012, bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3.000 con; năm 2013 tăng vọt lên gần 70.000 con. Trong 6 tháng đầu năm 2014, theo Tổng cục Hải quan, đã có hơn 72.000 con bò Úc nhập về Việt Nam, chưa kể hàng trăm tấn thịt bò Úc đông lạnh nhập khẩu. Thịt bò Úc nhập khẩu, dù đã chịu tất cả thuế, phí, giá vẫn rẻ hơn thịt bò nội, và tất nhiên, được người tiêu dùng hào hứng đón nhận, chỉ có người chăn nuôi phải... buồn lòng! Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, sau 7 năm kể từ năm 2007, đàn bò thịt trong nước đã giảm 25%, đàn trâu giảm 13%.
Thịt gà nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng không kém, tới 43.000 tấn, trong khi cả năm 2013 chỉ nhập 78.000 tấn. Và tất yếu, giá gà công nghiệp nội đang lao dốc không phanh!
Thứ hai: Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia tăng mạnh mẽ.
Theo Tổng cục Thống kê, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên phụ liệu năm 2013 hơn 3 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2012; 7 tháng đầu năm 2014 xấp xỉ 1,95 tỷ USD, trong đó, đậu tương 543 triệu USD (918.000 tấn), ngô 681 triệu USD (2,62 triệu tấn)... Chi phí thức ăn chăn nuôi luôn chiếm 65- 70% giá thành sản phẩm, người nuôi lệ thuộc vào thức ăn chăn nuôi nhập khẩu giá cao, trong khi giá bán thấp hơn giá thành, chịu thiệt hại kép. Theo Hiệp hội Chăn nuôi, trong 2 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi bị thua lỗ khoảng 27.000 tỷ đồng, thật xót xa!
Trên thực tế, chăn nuôi cũng được xem là “trụ đỡ” cho nền nông nghiệp nước nhà.
Để tạo nên những “trụ đỡ” chắc khỏe không thể không trông cậy vào doanh nghiệp thay vì những hợp tác xã, hộ nông dân lực yếu, sản xuất nhỏ lẻ. Thế nhưng, thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp đã đầu tư, lập những trang trại chăn nuôi lớn, áp dụng công nghệ cao, tạo nên một sản phẩm có thế mạnh nào đó trên thị trường thực phẩm? Có lẽ, câu trả lời là “không”, ngoại trừ Hoàng Anh Gia Lai, Nutifood, TH True Milk nuôi bò để lấy... sữa.
Trần Phương
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin chăn nuôi khác:
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83
Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.