• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp đối với dư lượng oxytetracyline trong tôm

Nguồn tin: Thương Mại Thủy Sản, 23/06/2014
Ngày cập nhật: 24/6/2014

Mặc dù xuất khẩu tôm năm 2014 được dự báo có thể vẫn giữ mục tiêu 3 tỷ USD, tuy nhiên vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh oxytetracyline (OTC) trong sản phẩm thủy sản XK sang thị trường Nhật Bản và thị trường EU đã và đang tạo thêm áp lực cho các DN chế biến XK thủy sản Việt Nam.

Lao đao vì rào cản dư lượng oxytetracycline

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam đứng thứ hai về cung cấp tôm cho Nhật Bản sau Thái Lan, chiếm 18,7% tổng nguồn cung tôm cho nước này. Tuy nhiên, rào cản dư lượng kháng sinh từ Nhật Bản luôn là trở ngại lớn đối với các DN thủy sản Việt Nam.

Năm 2013, cơ quan quản lý và các DN Việt Nam đã rất chật vật giải quyết vấn đề dư lượngethoxyquin (ETQ). Bước sang năm 2014, chưa kịp "ăn mừng" khi phía Nhật Bản nâng mức dư lượngETQ trong tôm Việt Nam từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm vào cuối tháng 1/2014, thì chỉ 2 tháng sau, từ 14/3/2014, Nhật Bản đã lại áp dụng chế độ kiểm tra OTC đối với 100% lô hàng tôm nuôi và sản phẩm chế biến từ tôm nuôi NK từ Việt Nam với mức giới hạn phát hiện được áp dụng là 0,2 ppm. Rào cản này đã khiến giá trị XK tôm sang Nhật bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể, hai tháng đầu năm 2014, XK tôm sang Nhật Bản tăng mạnh 60%/tháng so với cùng kỳ năm 2013, nhưng sang tháng 3/2014, chỉ tăng 1,2% so với cùng kỳ 2013.

Mặc dù các DN chế biến và XK thủy sản đã nỗ lực và tốn không ít chi phí cho việc kiểm nghiệm dư lượng OTC đối với tôm nguyên liệu, nhưng số lượng lô tôm bị phát hiện chỉ tiêu OTC vượt mức cho phép không hề giảm. Điều mà các DN lo lắng hơn cả là phía Nhật Bản đang tìm kiếm nguồn tôm từ Ấn Độ và Inđônêxia thay cho Việt Nam, do 2 nước này đã sớm khắc phục được sự cố OTC trong tôm XK sang Nhật.

Không chỉ dừng ở đó, mới đây, vào trung tuần tháng 4/2014, cơ quan thẩm quyền của EU phát hiện một số lô tôm nuôi nhập từ Việt Nam có dư lượng OTC vượt mức giới hạn cho phép (0,1ppm). Nếu tình trạng trên không cải thiện, EU sẽ xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn với tôm Việt Nam, kể cả việc tạm đình chỉ NK. Hiện nay, EU là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản. XK tôm sang EU 3 tháng đầu năm tăng mạnh 97, 9 % so với cùng kỳ 2013.

Cần tăng cường kiểm soát dư lượng OTC theo chuỗi

VASEP khẳng định, hiện nay, người nuôi tôm sử dụng khá tràn lan OTC, không theo hướng dẫn, nên nguy cơ nhiễm dư lượng OTC của tôm nguyên liệu sau thu hoạch là rất lớn. Cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái gì trong việc đề ra những quy định cụ thể để ngăn chặn từ khâu nuôi. Các DN vẫn phải tự kiểm soát, trong khi đó, người dân vẫn không tuân thủ việc ngưng sử dụng với đủ thời gian theo yêu cầu.

Trước tình trạng này, VASEP đã có công văn đề nghị Tổng cục Thủy sản (TCTS) chỉ đạo quyết liệt hơn việc kiểm soát dư lượng kháng sinh ngay từ khâu nuôi. TCTS đã ban hành công văn 739/TCTS-NTTS về tăng cường kiểm soát loại kháng sinh này, nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn.

Điều mà các DN lo ngại hơn cả là nếu thị trường kiểm soát gắt gao hơn, lúc ấy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành quy định đưa OTC vào danh sách kháng sinh hóa chất cấm, thì DN lại rơi vào tình trạng "một cổ hai tròng" do khi kiểm nếu có phát hiện thì lô hàng không được cấp Chứng thư vệ sinh (H/C), đồng thời DN phải giải trình nguyên nhân và hành động khắc phục (cho các lô hàng đi EU).

Cần thống nhất trong quản lý ATTP

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cũng khẳng định, tôm nuôi của Việt Nam bị cảnh báo OTC ở cả hai thị trường lớn, cho thấy có tình trạng lạm dụng kháng sinh này trong quá trình nuôi và người nuôi tôm không tuân thủ việc ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch. Cục đã đề nghị TCTS và Cục Thú y chỉ đạo các cơ quan quản lý NTTS thuộc các Sở NN&PTNT hướng dẫn cơ sở nuôi sử dụng đúng cách các loại hóa chất, kháng sinh và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm... Đồng thời, Cục cũng đã triển khai kế hoạch tăng cường lấy mẫu kiểm soát OTC trong Chương trình Giám sát Dư lượng như kiến nghị của VASEP.

Việc phân công trách nhiệm kiểm tra tôm nguyên liệu NK để chế biến XK đã khiến NAFIQAD gặp không ít khó khăn. VASEP đã kiến nghịnhà nước cần tổ chức quản lý ATTP theo chuỗi và xem xét lại chức năng nhiệm vụ của các cục tham gia trong chuỗi sản xuất. Cụ thể đối với thủy sản, chỉ nên có một cục quản lý về ATTP là NAFIQAD nhằm thống nhất quản lý tất cả các khâu về ATTP, nâng cao chất lượng kiểm soát ATTP nói chung và kiểm soát dư lượng kháng sinh nói riêng, tránh việc "trăm dâu đổ đầu tằm" cho DN như hiện nay.

Nuôi tôm công nghiệp tại ĐBSCL

Tạp chí Thương mại Thủy sản xin giới thiệu một số ý kiến của các DN trong ngành về việc kiểm soát kháng sinh này.

Ông Phạm Công Thành

GĐ Kỹ thuật & Marketing công ty TNHH PHARMAQ Việt Nam

Hiện tại chúng ta có quá nhiều công ty NK và sản xuất kháng sinh cho nuôi thủy sản, nhất là nguyên liệu kháng sinh từ Trung Quốc. Một số DN còn khuyến cáo người nuôi dùng kháng sinh “phòng bệnh” tạt vào ao nuôi, môi trường nước. Việc sử dụng kháng sinh như vậy là không đúng cách và dẫn đến sự tồn lưu kháng sinh, cũng như sự kháng thuốc và hủy hại môi trường. VASEP nên phối hợp với TCTS, Cục Thú y và DN để kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền cũng như khuyến cáo người nuôi sử dụng kháng sinh đúng cách, ứng dụng vắcxin, sản phẩm sinh học nhằm hạn chế sự tồn lưu kháng sinh.

Bà Trần Thị Nga

Phó GĐ Quản lý Chất lượng - Công ty CP Đầu tư Thương mại Thủy sản

Chúng tôi phát hiện ra nhiều lô tôm nguyên liệu đã bị nhiễm oxytetracyline từ môi trường nuôi, thậm chí hầu như lô nào cũng có và ở ngưỡng rất cao. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang tự kiểm tra và kiểm soát 100% nguyên liệu, do đó chi phí bị đội lên rất nhiều. Theo tôi, các cơ quan chức năng cần có biện phápkhuyến cáo người nuôi tôm hạn chế đưa thức ăn có chất này trong quá trình nuôi; yêu cầu hộ nuôi tôm ngưng sử dụng theo thời gian quy định trước khi thu hoạch; đào tạo cán bộ kỹ thuật nuôi để giữ vững giá trị của tôm Việt Nam.

Ông Ngô Quốc Tuấn

Phó TGĐ Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và XNK Quốc Việt

Từ khi Nhật Bản và EU áp dụng chế độ kiểm tra 100% oxytetraxycline, chúng tôi phải kiểm soát nhiều hơn, tốn nhiều chi phí hơn khiến cho DN khó khăn hơn rất nhiều. Theo tôi, nhà nước phải thường xuyên cập nhật tình hình, tuyên truyền và nâng cao nhận thức hơn nữa cho người nuôi tôm hiểu, không sử dụng chất oxytetraxycline một cách thiếu kiểm soát như hiện nay để không gây ảnh hưởng cho các DN chế biến.

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Phó TGĐ Công ty CP XNK Thủy sản Miền Trung

Kiểm tra oxytetraxycline chặt chẽ hơn của Nhật Bản và EU khiến chúng tôi tốn chi phí trong quá trình kiểm soát, đồng thời khó khăn hơn khi XK mặt hàng tôm vào những thị trường quan trọng này. Theo tôi, về trước mắt và lâu dài, các cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý khâu nuôi và có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa trong việc kiểm soát dư lượng kháng sinh ngay từ khâu nuôi.

Nguyễn Thị Hồng Hà

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang