• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khai thác hiệu quả lợi thế biển cho nuôi trồng

Nguồn tin: Vasep, 24/06/2014
Ngày cập nhật: 25/6/2014

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Vấn đề phát triển ngành thủy sản bền vững, giảm bớt thiệt hại cho người dân đang thách thức không nhỏ đối với các tỉnh này.

Nuôi trồng thủy hải sản vẫn là thế mạnh giúp người dân ven biển Cà Mau, Kiên Giang phát triển kinh tế vững chắc.

Năm 2013, sản lượng nuôi trồng của hai tỉnh đã đạt hơn 430.000 tấn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, điều này minh chứng cho hướng đi đúng của người dân và chính quyền nơi đây.

Gắn bảo vệ rừng với nuôi thủy hải sản

Kiên Giang có 6.000ha rừng ngập mặn ven biển, trải dài trên 200km bờ biển từ Hà Tiên đến giáp bán đảo Cà Mau, tỉnh Kiên Giang đã chủ trương giao rừng ngập mặn cho người dân quản lý, bảo vệ và phát triển, theo đó, các hộ nhận khoán rừng được quyền sử dụng 30% diện tích mặt nước trong rừng kết hợp nuôi các loại thủy hải sản, phát triển kinh tế gia đình.

Cùng với đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Kiên Giang đã triển khai chương trình hỗ trợ 40% vốn và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ nhận khoán đất rừng phòng hộ trong tỉnh.

Chương trình đã giúp nhiều hộ nhận rừng thoát nghèo với mô hình nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm và cua dưới tán rừng. Mô hình này cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm/ha nuôi cua, ghẹ, sò huyết… Tỉnh đang hướng tới đầu tư khoa học kỹ thuật, con giống, vốn để hỗ trợ người dân duy trì các mô hình và đối tượng nuôi nhằm tăng năng suất.

Gia đình ông Nguyễn Hoàng Lương, ấp Xẻo Lá 2, xã Tân Thạnh, huyện An Minh, Kiên Giang nhận giao khoán hơn 6ha rừng từ năm 2012, trong đó gần 2ha dưới tán rừng ông thả nuôi sò huyết.

Được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng và hướng dẫn kỹ thuật, sò huyết phát triển tốt. Sau vụ thu hoạch đạt năng suất bình quân 4 tấn/ha, mang lại thu nhập cho gia đình ông trên 400 triệu đồng/năm. Cái nghèo, cái khó đã không còn đeo đẳng gia đình ông nữa.

Ông Võ Hoàng Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Minh cho rằng nuôi thủy sản dưới tán rừng là mô hình nuôi tự nhiên, không sử dụng thức ăn nên chi phí thấp. Các hộ dân nhận khoán đất chỉ cần tận dụng diện tích mặt nước dưới tán rừng để nuôi các loài thủy sản.

Hiện tại, mô hình nuôi sò huyết đang phát triển rất thuận lợi nhưng phần lớn tiêu thụ qua thương lái. Ngành nông nghiệp huyện đang hướng đến nhân rộng mô hình này sang nhiều xã khác và kiến nghị xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sò An Minh để sản phẩm có đầu ra bền vững, tăng thu nhập cho các hộ nuôi.

Với ba mặt giáp biển, có đường bờ biển dài hơn 250km, Cà Mau cũng rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Đó là chưa kể hàng chục ngàn hécta đất nhiễm phèn ven biển, chỉ có thể cải tạo nuôi trồng thủy sản.

Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có trên 296.000ha nuôi trồng thủy sản đã đưa Cà Mau trở thành tỉnh có diện tích nuôi trồng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Gần 90% diện tích trên hiện nay người dân đang phát triển nuôi tôm công nghiệp, quảng canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2013, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 286.000 tấn, riêng tôm đạt hơn 132.000 tấn.

Với lợi thế này Cà Mau được xem là vựa tôm của cả nước, sản phẩm tôm của Cà Mau được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn tỉnh có 35 doanh nghiệp với 37 nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

Năm 2013, xuất khẩu thủy sản Cà Mau đạt 1 tỷ USD là nỗ lực lớn của người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương, khẳng định thủy sản là thế mạnh của Cà Mau. Riêng 3ba tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tôm đạt trên 798 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2013.

Hiện tại, Cà Mau có tổng diện tích rừng phòng hộ ven biển 25.000ha. Những năm qua, do nguồn lợi thủy sản tự nhiên cạn kiệt, đời sống người dân sống gần khu vực rừng phòng hộ bấp bênh, rừng cũng bị tàn phá.

Tỉnh cũng đang có nhiều chương trình khoán rừng cho người dân trồng mới thêm rừng và kết hợp nuôi hải sản.

Vừa qua, 780 hộ dân trong số gần 2.000 hộ gia đình đang sinh sống trong rừng ngập mặn Nhưng Miên, huyện Ngọc Hiển được hỗ trợ vốn, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú kết hợp bảo vệ và trồng mới cây rừng.

Đây là dự án “Đồng quản lý” do cơ quan phát triển Hà Lan và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế hỗ trợ, nhằm ngăn chặn và giảm nạn phá rừng.

Nuôi hải sản trên biển đang là lợi thế

Với địa hình đa dạng sinh thái cùng với hơn 140 đảo lớn nhỏ bao bọc nhau, khoảng cách không xa, ít sóng gió, tỉnh Kiên Giang rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản ven biển và ngoài các đảo.

Chỉ tính riêng năm 2013, với diện tích hơn 162.000ha nuôi trồng thủy sản, người dân Kiên Giang đã thu được gần 144.000 tấn tôm cá các loại. Hiện nay, các mô hình nuôi tôm - lúa, nuôi tôm công nghiệp, nuôi nhuyễn thể (cua, ghe, sò huyết, nghêu…) vùng ven biển đang phát triển mạnh.

Nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng cạn kiệt, tại các huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc và các xã đảo thuộc huyện Kiên Lương và thành phố Hà Tiên, người dân chuyển sang nuôi cá lồng bè tạo thu nhập cho gia đình, số lượng lồng bè liên tục tăng lên với hơn 2.000 lồng nuôi.

Đa số người nuôi đều sử dụng lồng bè kiểu truyền thống, cho ăn bằng thức ăn tươi sống (cá tạp). Tận dụng môi trường sinh thái biển thuận lợi, người dân thả nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá bóp, cá mú đen, cá mú sao…

Ông Phan Nhâm Dần, ấp Bãi Chướng, xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, Kiên Giang hiện có 10 bè nuôi cá bóp trên biển (16m2/bè nuôi 100 con).

Theo ông, điều kiện môi trường nước tại đây trong lành, không bị ô nhiễm nên cá thích nghi lớn rất nhanh, nguồn thức ăn tự nhiên cho cá khá rẻ được mua trực tiếp từ các tàu đánh bắt trên biển.

Từ lúc thả nuôi đến khi thu hoạch là 12 tháng, cá sinh trưởng tốt đạt 9-10 kg/con, tỷ lệ hao hụt thấp. Nhờ đầu ra ổn định, với giá bán 110.000-120.000 đồng/kg, lợi nhuận mỗi bè khoảng 50 triệu đồng/vụ.

Khác với Kiên Giang, diện tích các đảo ở Cà Mau không lớn, khó phát triển nuôi trồng thủy sản, riêng đảo Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời có điều kiện nguồn nước trong lành có thể nuôi trồng hải sản.

Các hộ dân đã thả nuôi cá bóp lồng bè và bước đầu thành công, giúp người dân khai thác tiềm năng, lợi thế của nghề nuôi trồng thủy sản tại vùng biển Cà Mau. Hiện trên đảo có khoảng 25 hộ nuôi với 40 bè cá.

Cá bóp là loại cá nuôi được quanh năm tại đảo Hòn Chuối với kỹ thuật nuôi đơn giản. Đây là một trong những mô hình hiệu quả nhằm chuyển đổi nghề cho cư dân ven biển, vươn lên thoát nghèo.

Ông Lê Văn Phương trước kia sống bằng nghề đánh bắt, nhưng nay chuyển sang nuôi cá lồng bè. Là một trong những ngư dân đầu tiên trên đảo thử nghiệm mô hình nuôi cá bóp lồng, au thời gian đầu thả nuôi, bè cá của ông lớn rất nhanh, tỷ lệ cá sống đạt trên 98%.

Tuy nhiên, để đầu tư một bè nuôi cá diện tích 16m2, chi phí khoảng 150 triệu đồng, nguồn vốn là trở ngại đối với người nuôi cá muốn mở rộng quy mô.

(Theo TTXVN)

Kim Thu

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang