Nguồn tin: Thương Mại Thủy Sản, 05/09/2014
Ngày cập nhật:
6/9/2014
Một số ý kiến của các chuyên gia, đại diện DN trong ngành thủy sản về Qui hoạch phát triển cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020.
Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Nên tập trung sâu vào kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi
Theo tôi, dự thảo đề án qui hoạch quá tham vọng, vì nó không chỉ bao hàm qui hoạch nuôi, diện tích, sản lượng mà cả khâu chế biến lẫn kim ngạch XK. Trước mắt, chúng ta chỉ nên tập trung ưu tiên vào khâu nuôi, kiểm soát chặt diện tích và sản lượng nuôi. Chúng ta chưa thể kiểm soát được diện tích, sản lượng thì đừng mong gì kiểm soát được khâu chế biến, XK. Chỉ khi nào làm tốt khâu đầu tiên này thì những khâu còn lại mới có thể thực hiện tốt được.
Ngoài ra, tôi đề nghị, chúng ta nên tập trung qui hoạch và bảo đảm thực hiện qui hoạch thật nghiêm đối với những vùng có thế mạnh thật sự chẳng hạn như các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ,… còn đối với những địa phương mà con cá tra không là thế mạnh như Kiên Giang… thì nên mềm dẻo hơn, để địa phương tự điều chỉnh.
Ông Trần Văn Hùng – Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá
Nuôi cá trong nội đồng hiệu quả hơn ở ven sông
Ngày nay, hoạt động nuôi cá tra ở các bãi bồi ven sông không còn mang lại hiệu quả cao như trước. Môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên và rất khó kiểm soát. Thông thường, cá nuôi ở những bãi bồi ven sông có tỷ lệ hao hụt khá cao, từ 30 – 50% và thời gian nuôi thường kéo dài khoảng 8 tháng. Trong khi đó, nuôi cá trong vùng nội đồng lại cho thấy rất nhiều ưu thế, cá nuôi ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp (10 – 20%), thời gian nuôi ngắn (tùy theo yêu cầu thị trường, trung bình chỉ 6 tháng), hơn nữa việc kiểm soát, xử lý chất thải cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, tôi đề nghị, trong công tác lập qui hoạch, chúng ta phải hết sức lưu tâm đến vấn đề này nhằm hạ giá thành sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho người nuôi và DN.
Ngoài ra, qui hoạch cũng nên xét đến năng lực chế biến, XK của từng địa phương mà phân bổ diện tích, sản lượng nuôi cho phù hợp, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu tại một số địa phương có nhiều nhà máy chế biến công suất lớn và thừa nguyên liệu đối với một vài tỉnh hạn chế về năng lực nhà máy.
Ông Trần Ngọc Hải – Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy sản Cần Thơ
Qui hoạch phải tập trung hơn nữa
Chúng ta nói là qui hoạch vùng nuôi tập trung, nhưng thật chất là chúng ta đã thực hiện được như vậy hay chưa? Rõ ràng, trên thực tế chúng ta vẫn dàn trải diện tích, sản lượng nuôi trên khắp 9 tỉnh thành khu vực ĐBSCL. Tại sao chúng ta không qui hoạch tập hợp lại ở một số ít địa phương, một hay vài tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về con cá tra?
Theo tôi, chúng ta cần phải có những nghiên cứu chi tiết hơn, không chỉ về những mặt mạnh, mặt yếu của từng địa phương mà cần phải có sự so sánh về giá thành sản xuất, hiệu quả nuôi đối tượng này ở các địa phương, xem xét sự hạn chế về cơ sở hạ tầng vùng nuôi cũng như năng lực nhà máy chế biến,…để từ đó chỉ lựa chọn một vài địa phương mà tập trung phát triển, như Đồng Tháp, An Giang hay Cần Thơ chẳng hạn, không nên dàn trải như hiện nay.
Bà Phạm Thị Thu Hồng – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Vĩnh Long
Cần thống nhất trong cách xác định giá trị các số liệu
Qui hoạch là phải dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, thế nhưng nếu chỉ dựa vào các số liệu thực tại, làm không khéo, qui hoạch của chúng ta lại tiếp tục xa rời thực tế. Vì đó là những số liệu trên giấy, không sát thực tế sản xuất. Ngoài ra, cách tính của từng địa phương cũng rất khác nhau. Cụ thể như cách xác định năng suất nuôi của từng địa phương là khác xa nhau. Với những con số trong dự thảo đề án, các địa phương, người nuôi dễ dàng thay đổi sản sản lượng bằng cách tăng hoặc giảm năng suất thì qui hoạch về sản lượng sẽ bị phá vỡ.
Do đó, chúng ta cần phải thống nhất cách tính. Các số liệu đưa ra phải có sự thống nhất, đồng bộ, trùng khớp giữa các địa phương.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có những nghiên cứu sâu về những tác động của hoạt động nuôi trồng tới môi trường, xã hội…để có những điều chỉnh số liệu xác thực hơn, đảo bảo phát triển ổn định, bền vững ngành hàng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam
Qui hoạch phải mềm dẻo
Qui hoạch là hoạch định chiến lược, định hướng phát triển lâu dài, là dựa vào thực trạng hiện tại mà hoạch định các chiến lược cho tương lai. Ngành cá tra đã phát triển sang một giai đoạn mới. Muốn qui hoạch tốt, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cần phải có những nghiên cứu, hiểu biết kỹ càng về nhu cầu thị trường. Vì hiện nay, chúng ta sản xuất và bán cái mà người tiêu dùng cần và có nhu cầu, chứ không như trước đây, chúng ta sản xuất cái chúng ta có và có lợi thế. Chính vì thế, tôi đề nghị, trong công tác qui hoạch nuôi cần phải dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường, cần có những nghiên cứu sâu, xác định được nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, công tác qui hoạch cũng nên mềm dẻo hơn. Hiện tại, chúng ta xác định con cá tra là đối tượng chủ lực nên ưu tiên đất loại một, đất tốt nhất cho đối tượng này. Tuy nhiên, nếu trong tương lai, các đối tượng khác như tôm càng xanh, lươn,…chẳng hạn, cho hiệu quả cao hơn thì chúng ta cũng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người nuôi thủy sản.
Đỗ Văn Thông
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.