• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Thương hiệu là chìa khoá cho phát triển sản xuất

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 25/09/2014
Ngày cập nhật: 26/9/2014

Hiện nay, diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng toàn tỉnh Cà Mau đạt trên 1.200 ha, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.800 ha và 2.100 ha vào năm 2020. Đồng thời, bảo tồn và phát triển các loại cá đồng khoảng 8.000 ha (chủ yếu là cá lóc).

Do đó, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cá chình, cá bống tượng, mắm cá lóc là cần thiết và vô cùng quan trọng để tạo đầu ra ổn định cho các mặt hàng này cũng như tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Nguyên liệu dồi dào

Bà con nông dân trong tỉnh năng động phát triển đa dạng các loại hình sản xuất cho thu nhập cao. (Trong ảnh: Phân cỡ cá bống tượng thương phẩm của bà con nông dân Đầm Dơi). - Ảnh: HOÀNG DIỆU

Hình thành và phát triển cách đây hơn 15 năm, mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng hiện nay mang lại giá trị kinh tế cao. Chính gì vậy, không chỉ vùng Tân Thành mà hiện nay hai đối tượng nuôi này đã có mặt ở nhiều xã, phường của TP Cà Mau, huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Chủ tịch UBND phường Tân Thành, TP Cà Mau, vừa là người đã gắn bó với con cá chình, cá bống tượng hơn 14 năm qua, anh Trần Thanh Liêm cho biết, 2 loại vật nuôi này rất phù hợp với thổ nhưỡng của vùng Tân Thành cũng như một số vùng khác của tỉnh. “Cá chình, cá bống tượng đã giúp người dân trong phường khá lên đáng kể. Nếu so với trồng lúa thì nghề nuôi cá chình, cá bống tượng có thể cho lợi nhuận gấp 10 lần”, anh Liêm thông tin.

Phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết cũng như lợi nhuận cao nên từ một số hộ nuôi ban đầu (năm 1998-1999), giờ đây toàn tỉnh đã có trên 1.200 ha và đang tiếp tục được mở rộng. Chính tiềm năng và lợi thế đó, cách đây không lâu Chính phủ cũng đã có quyết định quy hoạch tổ chức làng nghề cá chình, cá bống tượng Tân Thành. Tuy nhiên, do vướng dự án mở rộng thành phố và Sân bay Cà Mau nên làng nghề cá chình, cá bống tượng Tân Thành không thể triển khai thực hiện. Tuy nhiên, về phía địa phương, anh Liêm cho biết, phường cũng đã quy hoạch vùng nuôi cá chình, cá bống tượng khoảng 400 ha, đang đầu tư đường giao thông, điện và hệ thống thuỷ lợi để phục vụ nghề nuôi cho bà con.

Bên cạnh con cá chình, cá bống tượng, mắm cá lóc là một đặc sản nổi tiếng của người dân Cà Mau từ bao đời nay. Không chỉ có truyền thống lâu đời với hương vị đặc trưng mà Cà Mau còn có vùng nguyên liệu rộng lớn để có thể sản xuất hàng hoá.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Lê Thanh Triều cho biết, không chỉ có nguyên liệu từ cá tự nhiên dưới tán rừng, mà hiện nay nhiều nông dân trong huyện còn tổ chức nuôi cá lóc để làm nguyên liệu. Hiện toàn huyện đã thả nuôi trên 1.200 ao cá lóc, ước tính sẽ có khoảng 5 tấn. Ngoài ra, huyện còn mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn người dân mở rộng vùng nuôi tạo nguyên liệu ổn định cho nghề làm mắm mà huyện đang hoàn tất thủ tục để xin công nhận thương hiệu sản phẩm.

Thương hiệu – nền tảng cho sự phát triển

Lợi thế là vậy, nhưng hiện nay các loại sản phẩm này vẫn chưa có một thương hiệu để khẳng định thêm vị thế của mình trên thị trường và chịu sự chi phối lớn của thương lái. Anh Trần Thanh Liêm chia sẻ, do con cá chình, cá bống tượng ở Tân Thành chưa được công nhận thương hiệu nên đầu ra sản phẩm còn nhiều bấp bênh. Nhất là giá cá đang phải chịu sự chi phối lớn của các vựa cá ở TP Hồ Chí Minh cũng như thương lái trên địa bàn. Sản lượng cá hằng năm khá lớn nhưng chỉ có khoảng 10 thương lái thu mua, do đó giá cá lên xuống thất thường.

Anh Dương Công Nghiệp, ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau, chia sẻ, cá giống mua vào cũng từ thương lái nên họ nắm lượng cá và cỡ cá trong lòng bàn tay. Biết trong ao cá cỡ nào nhiều là lập tức họ cho giá cá loại đó giảm xuống, có những lúc giá cá lên xuống không biết đường nuôi loại nào cho hiệu quả nhất.

Trước vấn đề giá cả và đầu ra sản phẩm bấp bênh, anh Liêm kiến nghị, các ngành chức năng nên sớm xây dựng thương hiệu cho con cá chình, cá bống tượng để tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế nhanh và ổn định.

Ông Thái Văn Tính, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Cà Mau, cho biết, đang tiến hành các thủ tục cần thiết để đề nghị công nhận thương hiệu sản phẩm tập thể không chỉ cho cá chình, cá bống tượng Tân Thành mà cho cả tỉnh.

Cá chình, cá bống tượng thời gian qua đã mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Dương Công Nghiệp cũng như nhiều hộ dân khác ở xã Tân Thành. (Trong ảnh: Anh Dương Công Nghiệp cho cá ăn).

Chủ tịch UBND huyện U Minh Lê Thanh Triều cho biết, huyện đã đưa mắm lóc vào danh mục đăng ký thương hiệu trên thị trường. Theo đó, huyện đang triển khai các bước tổ chức sản xuất sản phẩm, hoàn tất các thủ tục cần thiết để đến năm 2015 đề nghị cơ quan chức năng công nhận mắm lóc, thương hiệu đặc sản của vùng đất U Minh Hạ. Sau thời gian phát động đăng ký sản xuất mắm cá lóc, có trên 700 hộ dân ở huyện U Minh đăng ký.

Với sản lượng ước tính mỗi năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh 20 tấn sản phẩm. Theo tính toán, nghề làm mắm lóc sẽ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho trên 1.300 lao động. Nếu thuận lợi đây là nghề giúp nông dân cải thiện điều kiện kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo. Do đó, thời gian qua huyện U Minh mở nhiều lớp đào tạo nghề, hướng dẫn người dân cách làm mắm truyền thống nhằm đáp ứng các tiêu chí thị trường và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian qua, tỉnh cũng có 3 sản phẩm được công nhận sản phẩm tập thể. Tuy nhiên, sau khi được công nhận đến nay các sản phẩm này vẫn chưa thể tạo được bước đột phá. Ðể duy trì và phát huy hiệu quả sản phẩm khi được công nhận thương hiệu sản phẩm, Phó Giám đốc Sở Công thương Cà Mau Huỳnh Thanh Phong nhận định, xây dựng thương hiệu trước tiên là phải đầu tư để mang lại những sản phẩm có chất lượng, uy tín.

Muốn làm được như vậy, cần chú trọng hơn nữa tới công tác đào tạo nghề, đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Bên cạnh đó là sự thay đổi tư duy sản xuất của người dân, xây dựng chiến lược phát triển trước mắt, trung và dài hạn.

Xây dựng thương hiệu đã khó, phát triển thương hiệu còn khó hơn, đòi hỏi sự đầu tư cả tiền của lẫn công sức. Ðồng thời, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng như mở rộng thị trường. Nhưng quan trọng nhất là nâng cao và duy trì được chất lượng sản phẩm sau khi được công nhận, đây là chìa khoá tăng sức cạnh tranh, mở rộng đầu ra, góp phần đẩy mạnh sản xuất sản phẩm./.

Nguyễn Phú

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang