Nguồn tin: Báo Tuyên Quang, 24/9/2014
Ngày cập nhật:
28/9/2014
Phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Gâm đang là một hướng đi mới của xã Bình Nhân (Chiêm Hóa) trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tận dụng lợi thế nằm ven bờ sông Gâm, trong 2 năm trở lại đây, xã Bình Nhân đã khuyến khích các hộ dân đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng để góp phần đa dạng hóa vật nuôi theo hướng hàng hóa tại địa phương. Ngoài việc hỗ trợ người nuôi vốn vay, xã đã phối hợp với một số cơ quan chuyên môn trong việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về phương pháp lựa chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và cả kỹ thuật trong khâu thu hoạch. Hiện toàn xã đã có trên 30 lồng cá của các hộ dân tập trung chủ yếu ở 3 thôn Bình Tiến, Đồng Nự và Tân Lập. Đây được coi là tín hiệu tích cực cho việc chuyển đổi phương thức sản xuất, canh tác, chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản bảo đảm kế sinh nhai cho bà con.
Nhờ nuôi cá lồng, gia đình anh Hoàng Văn Hiền, thôn Bình Tiến, xã Bình Nhân đã thoát nghèo.
Gia đình anh Hoàng Văn Hiền, thôn Bình Tiến là một trong những hộ đã thoát nghèo nhờ phát triển nuôi cá lồng ở xã Bình Nhân. Hiện anh Hiền có 5 lồng cá với 2 loại cá chính là trắm cỏ và cá chiên đặc sản. Anh Hiền cho biết: Sau khi được tập huấn các kỹ thuật nuôi cá lồng, năm 2013, gia đình đã đầu tư nuôi 2 lồng cá trắm cỏ. Năm đầu tiên, thu hoạch trên 3 tạ, thu gần 20 triệu đồng. Thấy hiệu quả, gia đình tiếp tục đầu tư đóng thêm lồng để nuôi cá trắm và cá chiên. Anh Hiền cho biết, ưu điểm nổi bật của nuôi cá lồng là tiết kiệm được diện tích mặt nước, ngoài ra, do lưu lượng nước thay đổi liên tục nên môi trường nuôi cá trên lòng hồ sạch hơn, vì thế cá ít bị nhiễm bệnh, năng suất cao. Chi phí đầu tư đóng lồng cá chỉ hơn 1,5 triệu đồng làm từ nguồn tre, luồng sẵn có của gia đình nên vốn đầu tư đầu vào không lớn. Ngoài ra, cá nuôi lồng còn có thể tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn ngoài tự nhiên và nguồn rau cỏ, phụ phẩm nông nghiệp của gia đình. Mỗi lồng cá sau 1 năm nuôi, cho thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng (tùy mật độ thả); không chỉ gia đình anh mà nhiều hộ dân nhờ nuôi cá lồng mà thoát nghèo.
Với lợi ích kinh tế ban đầu từ phát triển nghề nuôi cá lồng, xã đã có chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng tại địa phương, coi phát triển thủy sản là một trong những mũi nhọn trong phát triển kinh tế trong những năm tới. Bởi theo chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thắng, đến năm 2016 khi thủy điện Yên Sơn tích nước, toàn xã sẽ có trên 100 ha đất nông nghiệp bị ngập, nên việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản sẽ mang ý nghĩa hết sức quan trọng với bà con trong việc tạo ra một sinh kế bền vững trong tương lai. Hiện tại xã đang xây dựng kế hoạch phát triển thủy sản từ nay đến năm 2020, trong đó chú trọng tới các đối tượng cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, dầm xanh, anh vũ... xã cũng đã giao kế hoạch cho hội nông dân và các ban ngành đoàn thể phối kết hợp tổ chức tuyên truyền cho người dân những lợi thế của xã trong việc phát triển nghề nuôi thủy sản của địa phương. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở các lớp bồi dưỡng, phổ biến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, các quy trình, kỹ thuật đóng lồng cho nhân dân…
Mặc dù quy mô nuôi cá lồng ở Bình Nhân hiện vẫn còn nhỏ, nhưng với sự chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi, củng cố niềm tin và khuyến khích các hộ dân trong xã tiếp tục mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích nuôi cá lồng, góp phần thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng những mô hình chăn nuôi cá thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa.
Ma Ngọc Hưng
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.