Nguồn tin: Báo Phú Yên, 21/10/2014
Ngày cập nhật:
22/10/2014
Mô hình tàu và ngư cụ khai thác mực xà
Khai thác sử dụng đèn chiếu sáng để thu hút mực xà và sử dụng lưới chụp mực 4 tăng gông, đây là công nghệ mới mang lại sản lượng cao và thu được mực cỡ lớn…
Chuẩn bị tàu, ngư cụ: Ngư trường khai thác mực xà thường ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, cách bờ trên 150 hải lý, độ sâu hơn 800m, mùa vụ khai thác chính từ tháng 4 đến tháng 9. Hiệu quả khai thác cao nhất vào những đêm tối trời, không trăng. Tàu khai thác mực có công suất máy 90CV trở lên, 8 đến 10 lao động. Tàu được trang bị hầm lạnh, máy phát điện, máy định vị, máy thông tin liên lạc tầm xa, máy dò ngang, hệ thống đèn chiếu sáng, máy tời, cần cẩu, neo dù và nhiều thiết bị hàng hải khác. Hệ thống đèn chiếu sáng dụ và gom mực ở cả trên và dưới mặt nước, phía trên được lắp đặt ở mạn trái, phải và sau ca bin tàu, cao hơn mặt biển khoảng 3,5m, góc chiếu so với phương nằm ngang là 400. Bóng đèn gồm 25 chiếc, công suất 400 đến 500 W/bóng, sử dụng ánh sáng trắng. Nguồn sáng dưới nước là 2 bóng đèn (5 kW/bóng), lắp vào 2 bên tàu ở độ sâu 5m nước. Đèn gom mực là 1 bóng đỏ (500 W/bóng) được lắp ở ngoài ca bin, phía mạn trái tàu, đèn có thể tăng giảm cường độ sáng.
Ngư cụ khai thác là vàng lưới chụp mực xà 4 tăng gông, chiều dài 30m trở lên, chu vi vòng khuyên miệng lưới 70 đến 80m, lưới có đụt mắt vuông 2a=15mm. Mỗi bên tàu được lắp 2 tăng gông hợp với tàu một góc 1200, tăng gông là những cây bạch đàn thẳng đường kính 20cm, dài 7 đến 9m, tăng gông trái dài hơn tăng gông phải 1,5 đến 2m. Các tăng gông được lắp cố định bởi hệ thống dây chằng, trụ lái và trụ mũi nhằm đảm bảo độ an toàn, thuận lợi cho thao tác.
Kỹ thuật khai thác: Khi tàu ra đến khu vực khai thác, thuyền trưởng cần phải tính toán tốc độ dòng chảy và thả neo dù cho tàu trôi theo dòng chảy đảm bảo tốc độ thả trôi 1 hải lý/giờ. Quy trình khai thác mực xà có 3 bước cơ bản là chong đèn, gom mực, thả và thu lưới. Sau khi chuẩn bị xong, trời bắt đầu tối thì bật đèn, thời gian chong đèn được tính từ lúc bật đến lúc tắt là 1 giờ. Với đặc tính của mực là không tập trung gần nguồn sáng mạnh nên sau 1 giờ thắp đèn dụ mực đến, tắt dần các bóng theo trình tự. Khi tắt đèn mạn phải (trên và dưới nước) thì đồng thời bật đèn gom mực (bóng đỏ), sau 3 đến 5 phút, tắt tiếp đèn ở mạn trái và chỉnh bóng đèn gom mực tối dần để dụ mực nổi lên mặt nước, tiến đến gần tàu hơn. Các thao tác này phải được tiến hành tuần tự, nhẹ nhàng, chậm rãi; bóng đèn ngầm phải được tắt rồi mới kéo lên, sau đó phải ngâm vào nước để tránh bị cháy.
Khi bắt đầu bật đèn gom mực thì xếp lưới theo từng phần và định hình, thời gian chuẩn bị lưới 5 đến 10 phút. Đụt lưới để sang bên, chồng lưới lên, kéo căng giềng chì, giềng rút theo từng vòng khuyên và xếp ngay ngắn bên mạn trái. Liên kết 4 góc dây giềng chì với 4 dây ganh, dùng tời kéo dây ganh đưa các góc lưới ở giềng chì ra đầu 4 tăng gông. 4 dây ganh phía mũi và phía lái được cố định tạm thời vào 4 cọc ở hai mạn tàu và có người giữ. Khi có lệnh thả lưới, các vị trí phải giật 2 dây ganh ở mạn trái để chốt bung ra khỏi mối liên kết giữa giềng chì và dây ganh, lưới chìm xuống, đồng thời 2 dây ganh mạn phải cũng thả từ từ để lưới chìm đều. Sau 1 phút thả, lưới chìm đến độ sâu cần thiết thì thu giềng rút, hai đầu giềng được luồn qua các con lăn hướng cáp lên cần cẩu để cuộn rút chì. Khi cẩu được toàn bộ giềng rút vòng khuyên lên khoang thì mới thu thịt lưới, đều tay thu lưới để dồn mực xuống đụt. Khi thu hết lưới thì cẩu đụt lưới lên tàu, tháo dây buộc ở đáy đụt xổ cá, mực lên khoang tàu; sau đó bật đèn mắc lại lưới để tiếp tục mẻ mới. Theo cách khai thác như vậy, mỗi đêm tàu có thể khai thác 10 đến 12 mẻ lưới, sản lượng trung bình gấp 1,5 đến 2 lần khai thác bình thường.
NGỌC NHƯ (tổng hợp)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.