Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 30/10/2014
Ngày cập nhật:
31/10/2014
Ngọc Thúy, cô gái duy nhất là chủ bè nuôi cá trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu) vừa gọi điện thông báo, tuần này thêm một số hộ nuôi cá lồng bè ở Gò Găng quyết định “giải nghệ”. Người thì bán lại bè; người thì kéo bè về sông Dinh, phơi lưới, chờ người mua rẻ. Ông Nguyễn Văn Trinh, trưởng thôn Gò Găng cũng cho hay, tình trạng cá nuôi trong lồng bè chết lai rai xảy ra từ đầu năm đến nay đã làm nhiều hộ dân từ thua lỗ vài trăm triệu đồng sau mỗi đợt cá chết đã dần trở nên trắng tay và thậm chí thâm nợ vì phải cầm cố nhà vào ngân hàng. “Thời điểm này, tình trạng ô nhiễm nguồn nước càng trở nên trầm trọng và nhiều hộ nếu không bứt ra sớm sẽ không biết có còn nhà mà ở không nữa” – Ngọc Thúy xác nhận.
Vì sao có tình trạng như trên?
Theo ông Nguyễn Hữu Chung, Trưởng phòng Quản lý thủy sản (Sở NN & PTNT), nguyên nhân thứ nhất là do người dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật nuôi trồng, về diện tích thả lồng, mật độ thả cá giống, chế độ thức ăn cho từng loại cá trong từng độ tuổi thích hợp. Việc nuôi quá dày, thả thức ăn quá nhiều, gây ra lượng thức ăn dư thừa lắng đọng dưới lòng sông, không kiểm soát được lượng chất xả thải cũng là một trong những lý do khiến cá dễ bị nhiễm bệnh và dễ lây lan.
Song nguyên nhân chính gây cái chết hàng loạt cá nuôi nhà lồng bè ở Long Sơn mà nhiều lần được xác nhận bởi cơ quan chức năng chính là do nguồn nước bị ô nhiễm từ phía thượng nguồn sông Dinh, xuất phát từ các nhà máy chế biến hải sản (khu chế biến hải sản Tân Hải, huyện Tân Thành). Các nhà máy này đã nhiều lần xả nước chế biến hải sản chưa qua xử lý ra môi trường làm ô nhiễm môi trường nước và gây ra những đợt cá chết đột ngột hàng vài chục ngàn con đang lứa 3 - 7 kg.
Các sở, ngành chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương là xã Long Sơn và TP. Vũng Tàu đã mở các đợt kiểm tra, rà soát; thậm chí tổ chức các hội nghị, hội thảo bàn về việc tháo gỡ khó khăn cho người nuôi trồng thủy sản Long Sơn. Không khí bảo vệ người nuôi trồng như “sôi lên” sau những đợt giám sát của HĐND tỉnh về ô nhiễm môi trường nhưng sau đó tất cả vẫn trở lại như cũ: dân nuôi thì cứ nuôi, cơ sở chế biến hải sản xả thải thì cứ xả thải. Chỉ có người dân là chịu thiệt vì tiền bạc, niềm tin, hy vọng của chính họ chứ không phải ai khác đã đổ vào đó với sự lo âu và thất vọng nhiều bề.
Giải pháp cho vấn đề này là gì?
Ông Nguyễn Văn Cường, người nuôi cá lồng bè ở thôn 6, xã Long Sơn bày tỏ: “Chúng tôi quá mệt mỏi không chỉ vì mất đi tài sản vốn được hình thành từ đồng tiền đi vay, mà còn vì sự chờ đợi cuộc giải cứu của Nhà nước và các ngành chức năng. Chờ để chúng tôi tự bơi như vầy, tội lắm. Giờ đây, chúng tôi chỉ mong chính quyền và các cơ quan chức năng sớm tổ chức một cuộc điều tra, nghiên cứu làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông. Tỉnh đã quy hoạch phát triển nghề nuôi cá lồng bè tại sông Chà Và, thì theo tôi phải sớm di dời các cơ sở chế biến hải sản ra khỏi khu Tân Hải, có vậy chúng tôi mới yên tâm đầu tư vốn mở rộng diện tích nuôi”.
Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản cũng nhận thức đúng đắn. Họ thắng thắn nhận ra rằng họ sẽ phải sớm điều chỉnh quy mô nuôi trồng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật như: Số lượng lồng bè tham gia, đóng lồng bè đúng quy chuẩn, phải đăng ký và có số; Các đàn cá giống trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch; kiểm soát các chất xả thải và quản lý tốt khu vực nuôi, nhằm bảo đảm vệ sinh. “Chúng tôi chờ chủ trương rà soát, sắp xếp lại các hộ nuôi từ Sở NN&PTNT, đồng thời cũng nên có sự rà soát, đánh giá lại mức độ ô nhiễm môi trường và giải pháp tích cực chặn đứng tình trạng xả thải gây chết cá hàng loạt này thì mới may ra cứu vãn được nghề nuôi cá bè” – Chị Ngọc Thúy nói. Đó cũng là nguyện vọng của nhiều người nuôi trồng thủy sản trên sông Dinh.
THÁI AN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.