Nguồn tin: Sóc Trăng, 04/11/2014
Ngày cập nhật:
5/11/2014
Nhằm giúp cho các tỉnh, thành trong khu vực có bước đi thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình phát triển ngành thủy sản trước áp lực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi; đồng thời, có được những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai. Ngày 03/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp bảo vệ môi trường thủy sản khu vực Nam bộ”. Đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu các Viện, trường đại học, các nhà quản lý ngành Nông nghiệp, thủy sản các tỉnh trong khu vực Nam bộ đã về dự. 24 tham luận liên quan đến vấn đề thủy sản, bảo vệ môi trường nuôi bền vững, phòng trị bệnh cho tôm, cá, tác động của biến đổi khí hậu đến nghề nuôi tôm... cùng những thực trạng, kiến nghị, đề xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý trình bày tại Hội thảo.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nghề nuôi thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có từ lâu và phát triển nhanh chóng ở cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Đặc biệt là từ khi sản xuất giống nhân tạo các đối tượng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long như cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng thành công và phổ biến, cùng với việc sử dụng thức ăn công nghiệp, quá trình nuôi ngày càng đi vào thâm canh, công nghiệp. Năm 2013, đồng bằng sông Cửu Long thả nuôi gần 800 ngàn ha thủy sản (chiếm 90% diện tích cả nước), sản lượng đạt 2,2 triệu tấn, chiếm khoảng 85% về sản lượng của cả nước, trong đó có 650 ngàn ha tôm sú với sản lượng 310 ngàn tấn; 5.000 ha cá tra với sản lượng trên 1 triệu tấn...
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ góp phần rất lớn cho việc phát triển bền vừng của ngành thủy sản.
Do nuôi thâm canh năng suất, mật độ thả nuôi ngày càng cao, sản lượng ao nuôi ngày càng lớn, nên dịch bệnh cũng xảy ra thường xuyên hơn; đồng thời sự phát triển nuôi thủy sản nhanh chóng đã đưa đến nhiều hệ lụy như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp thời, nhu cầu thức ăn nuôi thủy sản tăng nhưng năng lực của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, nguồn giống thủy sản được sản xuất tràn lan, dẫn đến việc quản lý chưa chặt chẽ… làm ảnh hưởng chất lượng thủy sản, ảnh hưởng đến tính phát triển bền vững của ngành.
Để phát triển bền vững ngành thủy sản trong thời gian tới, các đại biểu trong tham luận của mình đã có những kiến nghị đến các cơ quan chức năng cấp tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương cần cơ cấu lại cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung theo quy hoạch để đảm bảo nuôi thủy sản công nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn theo các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; đồng thời cần xây dựng các thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam và đăng ký bản quyền trên thị trường quốc tế; đặc biệt là việc nghiên cứu hợp tác quốc tế trong quy hoạch, sử dụng, bảo vệ môi trường nước của vùng hạ lưu sông Mê Kông./.
Chanh Đa
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.