Nguồn tin: Báo Sơn La, 14/11/2014
Ngày cập nhật:
15/11/2014
Hồ sông Đà thủy điện Hòa Bình vào mùa tích nước cũng là thời điểm bà con các xã quần cư ven hồ sông Đà vào mùa đánh bắt tôm. Tuy mới hình thành, nhưng đã đem lại thu nhập đáng kể cho bà con vùng sông nước.
Thả rọ tôm trên hồ sông Đà.
Dậy từ lúc 4 giờ sáng trong cái se lạnh đầu đông, tôi theo vợ chồng anh Lò Văn Ngoan, bản Tẩm Ốc 2, xã Tường Hạ (Phù Yên), xuống thuyền ra sông đi vớt rọ tôm. Văng vẳng tiếng gọi nhau í ới, cùng ánh sáng lập loè của những chiếc đèn pin bên những chiếc thuyền thúng, thuyền gắn máy nổ phành phạch khiến một vùng sông nước bỗng trở nên nhộn nhịp.
Nghề đánh tôm có từ khi sông Đà được ngăn thành hồ, nhưng chưa bao giờ lại phát triển như hiện nay. Ban đầu chỉ đánh tôm nhỏ lẻ vài chục người, nhưng hiện nay, số lượng người đánh rọ tôm lên đến hàng trăm người. Trên chiếc thuyền máy trước giờ vớt rọ tôm, ngồi trò chuyện với vợ chồng anh Ngoan tôi mới hiểu công việc của những người làm nghề đánh tôm cũng lắm nhọc nhằn.
Vợ chồng anh làm nghề đánh tôm đã gần 10 năm nay, nghề này chỉ hiệu quả nhất là từ tháng 7 năm trước đến tháng 4 năm sau khi mùa nước nổi; còn vào mùa nước cạn thì bùn lấp vào hết rọ tôm. Nghề đánh tôm cũng dạt theo mùa nước, nơi nào có nhiều tôm là đi, lênh đênh khắp các khúc sông trong vùng từ Tường Hạ, ra Tân Phong, lên Bắc Phong, Đá Đỏ.
5 giờ sáng, anh Ngoan cho thuyền máy chạy cách bờ khoảng 500 mét, đến nơi đặt rọ tôm. Tắt máy, anh lên mũi thuyền lấy một chiếc giỏ đựng tôm được làm bằng những sợi dây cước màu buộc vào mạn thuyền. Anh Ngoan ngồi lên chiếc ghế “chuyên dụng” để tiện cho việc vớt rọ, tay thoăn thoắt vớt từng rọ tôm, đổ những con tôm vào giỏ lớn buộc ở mạn thuyền; còn chị Cầm Thị Hoan nhặt những chiếc rọ xếp gọn vào khoang thuyền. Quan sát thấy tay anh tháo nút đổ tôm vào giỏ nhưng vẫn giữ lại thứ gì đấy cho vào rọ, tôi thắc mắc, anh Ngoan giải thích: Đấy là mồi để nhử tôm vào rọ được làm từ sắn khô, trấu rồi nghiền cho lên bếp đun cô đặc, bắc xuống để nguội cho thêm cá tép vào nặn thành từng viên. Một miếng mồi này có thể dùng để nhử tôm hàng tuần mới phải thay.
Nghề đánh tôm lênh đênh trên sông nước; mùa nước lũ anh chị đi đánh tôm gần hơn nên 1 tuần mới về gia đình một lần; còn đi các xã xa như Đá Đỏ, Bắc Phong thì một tháng mới về, đi xa hơn lên đến địa phận của các huyện: Quỳnh Nhai, Bắc Yên thì phải 2 tháng vợ chồng anh chị mới về. Chị Hoan nói: Đi lại nhiều tốn kém lắm, dù rất nhớ nhà, nhớ đứa con gái, để ở nhà cho ông bà nội chăm sóc. Bản tôi ai cũng đi làm nghề này.
Mải mê trò chuyện, trời đã sáng hẳn, nhìn lòng hồ sông Đà đây đó xuất hiện rất nhiều chiếc thuyển nhỏ, to khác nhau ra sông đánh bắt tôm. Một câu hỏi vang lên từ thuyền bên cạnh: “được nhiều tôm không?” Anh Ngoan vội đáp: “hơn 8 cân, còn anh được nhiều không?” Người ở chiếc thuyền kia giơ chiếc rọ đựng tôm lên, tôi ước chừng khoảng 10 cân.
Trong lúc nghỉ, tôi hỏi chuyện một người có tên là Lò Văn Thương, làm nghề đánh tôm 12 năm, được biết: “Ngày trước, tôi đi câu nhưng làm không đủ sống đành bỏ nghề chuyển sang đánh tôm. Trước đây, tôi chủ yếu đánh tôm bằng rọ thường, thu nhập không cao, nên tôi chuyển sang đầu tư 500 rọ bát quái chuyên bắt tôm to; tối thả rọ, sáng ra ít nhất cũng có 500 ngàn đồng mà tư thương đến đặt tận thuyền, cũng không đủ bán cho họ”.
Cũng là một thợ đánh tôm trên 15 năm kinh nghiệm, anh Đinh Văn Nang bảo: “Làm nghề này có thu nhập khá nhưng cũng vất vả lắm, phụ thuộc vào mùa nước nữa. Để đánh được nhiều tôm phải đi xa lên địa phận các xã Bắc Phong, Đá Đỏ. Với 2.000 rọ mỗi ngày, đánh được khoảng 10 kg tôm, giá bán cho thương lái 50 nghìn đồng/kg, trừ tri phí mỗi ngày được 400 nghìn đồng”.
Ở các chợ phiên đông đúc như chợ Vạn Yên, lúc nào cũng có thương lái túc trực mua gom tôm của các thuyền tôm từ các ngả mang về. Anh Ngoan nói: “Thường thì một số anh em bán tôm ở chợ Vạn Yên hoặc chợ bản Pa, hoặc thương lái buôn thu mua trực tiếp tại thuyền, với giá 50 nghìn đồng/kg; còn bán lẻ được 60 nghìn đồng/kg; loại tôm to đánh bằng rọ bát quái thì giá 100 - 120 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi ngày đánh tôm cũng được bỏ túi từ 400 đến 500 nghìn đồng”.
Đánh tôm trên lòng hồ sông Đà có hiện nay đã trở thành một nghề. Nếu mực nước hồ thủy điện Hòa Bình ổn định, có sự vào cuộc của các cấp, các ngành chức năng hướng dẫn quản lý, đầu tư phương tiện đánh bắt, khuyến khích bà con phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, tìm thị trường đầu ra ổn định, chắc chắn nghề đánh tôm sẽ trở thành nghề có thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở vùng hồ sông Đà.
Đức Anh
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.