• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chống dịch bệnh tôm: Dân cuống cuồng, quan chẳng vội

Nguồn tin: Nông nghiệp VN, 14/11/2014
Ngày cập nhật: 16/11/2014

Đến tháng 10/2014, vùng nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL đã có hàng ngàn ha bị thiệt hại vì dịch bệnh. Người nuôi tôm đang rất lo lắng còn các cơ quan quản lý và chuyên môn thờ ơ.

Ở ĐBSCL, tỉnh Sóc Trăng bị nặng nhất với hơn 41% diện tích tôm thả nuôi đã chết hoàn toàn, thiệt hại hơn ngàn tỷ đồng. Các tỉnh khác diện tích thiệt hại tăng so với cùng kỳ trên 10%.

Dân lo lắng

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Hiệp hội có trên 2.000 ha ao nuôi, đến nay đã thả gần 50% diện tích nhưng cũng có 40-50% trong đó thiệt hại, phần lớn tôm chết do bệnh đốm trắng.

Theo ông Nhiệm, “cố gắng lắm thì năm nay cũng chỉ có thể thả nuôi được 60% diện tích. Chúng tôi đang rất cần các cơ quan quản lý và chuyên môn giúp đỡ để vượt khó khăn”.

Ông Ca Minh Chí ở ấp Chợ, xã Trung Bình (Trần Đề, Sóc Trăng) đã có kinh nghiệm sau trận dịch bệnh tôm giai đoạn 2011-2013 nên thả nuôi cẩn trọng, không dám ào ạt. Với 8 ao nuôi tôm sú, từ đầu năm 2014 đến nay ông thả làm hai đợt, ban đầu thả 3 ao, sau mới thả tiếp 5 ao, làm rất kỹ mà vẫn bị thiệt hại.

“Xung quanh bệnh dịch lan tràn, treo ao nhiều lắm rồi”, ông Chí lo lắng.

Ở tỉnh Cà Mau, Chi cục trưởng Chi cục Thú y – Thủy sản Nguyễn Thanh Huy cho biết, từ đầu năm đến nay, Cà Mau đã thiệt hại trên 13.330 ha tôm nuôi. Trong đó, nuôi thâm canh thiệt hại 1.330 ha, bán thâm canh và quảng canh thiệt hại trên 12.000 ha.

Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu ở giữa vùng nuôi tôm nhưng đang thiếu nguyên liệu, phải nhập từ nước ngoài.

Cty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ở Cà Mau đang dự trữ 12.000 tấn tôm nguyên liệu, trong đó có 6.000 tấn nhập từ Ấn Độ. Chủ tịch Tập đoàn Lê Văn Quang nói, phải nhập khẩu dù như thế phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ nước ngoài nhưng giảm được rủi ro do dịch bệnh tôm nuôi trong nước.

Ao tôm bỏ hoang vì dịch bệnh ở Cà Mau

Quan chưa vội

Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, nhiều vấn đề được nêu lên, nhức nhối nhất là sự quan liêu và không đồng bộ. Ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương, cán bộ quản lý với cán bộ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp đều phối hợp chưa tốt.

Ông Nguyễn Minh Trí, người có hai năm nghiên cứu tại Thái Lan về lĩnh vực nông nghiệp theo chương trình quốc gia, nay làm Chủ tịch HĐQT Liên danh Cty CP Nông nghiệp Công nghệ cao và Cty Bạch Đằng (Bộ Công an), cho biết: Ở Thái Lan, khi có dịch trong vùng nuôi thủy sản, đặc biệt là tôm, các cơ quan quản lý cho cắm cờ để cảnh báo, còn cơ quan chuyên môn phải tập trung đi dập dịch như cứu hỏa. “Dập được dịch mới có lương cao còn nếu không, có thể không có lương”, ông Trí nói.

PGĐ Sở NN-PTNT Châu Công Bằng than thở: “Số liệu cũng không chính xác do cán bộ ở cơ sở mỗi nơi mỗi phách, trách nhiệm thì chưa cao”.

Người nuôi nhiều nơi đang nỗ lực xoay xở. Chẳng hạn, ở huyện Phú Tân (Cà Mau) nhiều ấp thành lập “tổ môi trường” do đoàn viên thanh niên làm chủ lực nhằm bảo vệ môi trường để hạn chế dịch bệnh lây lan. Tổ này thường xuyên duy trì các quy định do cộng đồng đặt ra, ngăn những hành vi cố tình xả thải ra kinh rạch khi tôm bị bệnh.

Tuy nhiên, để quản lý phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả còn cần đến các cơ quan quản lý và chuyên môn ở các cấp. Cán bộ ngành nông nghiệp địa phương hiện rất chung chung, chúng tôi muốn tìm hiểu thông tin cụ thể về dịch bệnh, họ hướng dẫn đến Khoa Thủy sản của Trường ĐH Cần Thơ.

Tại Khoa Thủy sản, Phó trưởng khoa Trần Ngọc Hải giới thiệu gặp PGS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh, chuyên gia về dịch bệnh tôm. Nhưng bà Oanh cho biết, năm nay không được giao đề tài nghiên cứu nên không có số liệu và khuyến cáo, rồi bà giới thiệu tiếp đến Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II. Qua điện thoại, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II Nguyễn Văn Sáng nói, có nghe thông tin bùng phát bệnh đốm trắng trên tôm nuôi vùng ĐBSCL, nhưng chưa có số liệu cụ thể.

Phó Viện trưởng Sáng giải thích, đề tài nghiên cứu dịch bệnh tôm, trong đó có bệnh đốm trắng, nằm trong kế hoạch năm 2014 nhưng Bộ NN-PTNT chưa ký với Viện nên chưa triển khai thực hiện.

Tuy vậy, nghe phóng viên bày tỏ sự lo lắng của người nuôi tôm, ông Sáng giới thiệu liên hệ với chuyên gia bệnh dịch tôm của Viện là TS Lê Hồng Phước, Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản. Liên hệ với TS Phước, được ông hứa cung cấp thông tin nhưng qua thời điểm hẹn cả tuần mà thông tin vẫn bặt tăm.

TRƯỜNG CA - THANH HẢI

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang