Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 08/12/2014
Ngày cập nhật:
11/12/2014
Không chỉ có con cá tra cho thị trường xuất khẩu và trong nước, TP Cần Thơ còn có tiềm năng phát triển nuôi thêm nhiều loại thủy sản khác theo hướng đa dạng đối tượng nuôi, nhờ khai thác tốt các lợi thế về tự nhiên, từ đó tạo thuận lợi hơn về đầu ra sản phẩm…
* Nhiều loại thủy sản nuôi hiệu quả
Thời gian qua, nông dân tại nhiều quận, huyện TP Cần Thơ đã phát triển được nhiều mô hình nuôi thủy sản trong vèo, trong bồn nylon (bể bạt cao su) và nuôi cá trên ruộng lúa. Lợi thế của các mô hình này là chi phí đầu tư ban đầu không quá cao, khả năng cho lợi nhuận tốt do nông dân có thể tận dụng các nguồn thức ăn trong tự nhiên làm mồi cho các đối tượng nuôi nhằm giảm chi phí.
Dù có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp được pha chế sẵn tiện lợi cho nuôi thủy sản. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả sản xuất, nhiều nông dân vẫn thích nuôi theo kiểu "lấy công làm lời", tận dụng thời gian nhàn rỗi đánh bắt cua, ốc và "cá bổi"… về làm nguồn thức ăn cho thủy sản nuôi. Ông Lê Văn Rô ngụ ấp Thới Thuận A, thị trấn Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: "Thấy hiệu quả từ mô hình thả nuôi cá lóc và cá trê trong vèo, sử dụng cua ốc đánh bắt trong tự nhiên làm nguồn thức ăn, tôi quyết định làm 2 vèo cá đặt ở con sông trước nhà thả nuôi cá trê lai. Sau 3 tháng, tôi thu hoạch mới 1/3 số cá thả nuôi nhưng đã có lợi nhuận trên 2 triệu đồng. Tới đây tôi có kế hoạch làm thêm vèo để thả nuôi ếch". Ông Trần Ngọc Thành ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, cũng cho biết: "Thời gian qua, có nhiều hộ dân tại xã Thạnh Phú nhu nhập khá nhờ tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên và các khoảng đất trống, diện tích mặt nước trên các sông rạch ở gần nhà để phát triển nuôi cá lóc, nuôi ếch và nuôi lươn. Trong đó, mô hình nuôi lươn trong bồn nylon rất có hiệu quả. Thời gian qua, giá lươn thịt loại 1 luôn ổn định ở mức từ 130.000 - 150.000 đồng/kg trở lên". Với một bồn nuôi lươn diện tích khoảng 20m2, thả nuôi 1.000 - 1.500 con lươn giống, người nuôi có thể thu được lợi nhuận từ 10 - 20 triệu đồng sau 7 - 8 tháng nuôi. Theo ông Nguyễn Văn Lô ở xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai, chi phí đầu tư nuôi lươn trong bể bạt cao su không quá lớn, hộ nuôi có thể tận dụng các loại vật liệu sẵn có như tre hay cây tạp khi xây dựng công trình nuôi, thông thường chỉ phải tốn chi phí mua bạt lót bể nuôi. Thức ăn cho lươn khá đa dạng, dễ tìm, người nuôi có thể cho lươn ăn thêm các loại thức ăn công nghiệp. Chi phí xây dựng bể trung bình 30.000 đồng/m2; chi phí cho con giống thả nuôi khoảng 125.000 đồng/m2 (giá con giống trung bình 50.000 đồng/kg); chi phí thuốc, hóa chất phòng bệnh và chi phí thay nước cho bể lươn khoảng 25.000 đồng/ m2…
Nhiều nông dân tại TP Cần Thơ phát triển nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng lúa và gặt hái được thành công khi giá cả đầu ra của con tôm càng xanh ở thị trường nội địa khá tốt. Ông Phạm Thanh Dũng ngụ ấp Trường Lợi, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, cho biết: "Từ 10 năm nay đã chuyển 1,5ha ruộng lúa sang nuôi tôm chuyên canh. Mỗi năm chỉ thả nuôi 2 vụ tôm nhưng lợi nhuận cao gấp hơn 3 lần so với sản xuất 3 vụ lúa/năm, mỗi vụ tôm có thể cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha". Theo ông Dũng từ đầu năm 2014 đến nay, gia đình ông đã thu hoạch được 1 vụ tôm với năng suất đạt trên 1,2 tấn/ha, còn vụ mới này đã thả nuôi được hơn 2 tháng, dự kiến sẽ xuất bán tôm ngay vào các dịp lễ, Tết tới đây. Năm nay, giá tôm càng xanh loại 1 tiếp tục duy trì ở mức khá cao với khoảng 270.000 đồng/kg, tôm trứng và tôm lóng giá khoảng 170.000 đồng/kg.
* Phát triển sản lượng ở mức vừa phải
Năm 2014 ngành thủy sản TP Cần Thơ được đánh giá có nhiều khởi sắc hơn so với năm 2013 khi công tác phát triển thủy sản tăng về sản lượng, diện tích, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nuôi thủy sản mới cho kết quả khả quan.
Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ), diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2014 tại thành phố ước đạt 13.138 ha (chưa kể thủy sản nuôi lồng bè), tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng cả năm 2014 ước đạt trên 193.300 tấn, tăng 6% so với năm trước. Các đối tượng nuôi thủy sản tại thành phố khá đa dạng như: cá tra, cá lóc, cá trê, cá rô, thát lát, cá chạch, ếch, lươn, cá cảnh… Trong đó, cá tra vẫn là đối tượng nuôi chủ lực với diện tích thả nuôi cá tra thịt ước đến cuối năm 2014 là 842 ha, giảm 14 ha so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng cá tra thịt thu hoạch ước hơn 150.440 tấn, tăng 6% so với năm trước. Diện tích cá tra giống là 659ha, với sản lượng 420 triệu con giống. Trong khi đó, diện tích thả nuôi cá ruộng trong năm nay đạt trên 8.840 ha, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 50 ha, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn thành phố hiện cũng có trên 1.000 vèo nuôi cá lóc; khoảng 2.000 vèo nuôi ếch và trên 800 hộ nuôi lươn, với trên 860 bồn lươn.
Ngoài ra, năm nay các nông hộ ở TP Cần Thơ cũng phát triển nuôi 4,6 ha cá thát lát. Loại thủy sản nuôi này rất có giá trị kinh tế, đang được tiêu tiêu thụ chủ yếu ở nội địa dưới dạng chả, nhưng có triển vọng xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó, cá chạch lấu cũng là đối tượng nuôi rất có tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế rất cao bởi giá cả rất hấp dẫn từ 300.000 - 360.000 đồng/kg. Với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, bước đầu nông dân tại TP Cần Thơ cũng đã xây dựng được một số mô hình nuôi cá chạch lấu. Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, khẳng định: "Thành phố có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi các loại thủy sản và Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thành phố đang tích cực hỗ trợ nông dân nhân rộng các mô hình hiệu quả. Chủ trương chung của ngành nông nghiệp thành phố là khuyến khích nông dân phát triển nuôi đa dạng các đối tượng thủy sản, nhưng với diện tích và sản lượng nuôi ở mức vừa phải theo nhu cầu thị trường, chừng nào có đột phá về thị trường mới tăng cường mở rộng quy mô sản xuất". Theo ông Trần Thanh Hải, thời gian qua có nhiều loại thủy sản nuôi cho hiệu quả rất cao như: cá tra hay tôm càng xanh… nhưng khi người dân ào ào phát triển nuôi thì không còn hiệu quả nữa do nguồn cung dư thừa, giá bán đầu ra giảm. Từ thực tế đó, bên cạnh việc tăng cường hỗ trợ các quy trình, kỹ thuật nuôi và nguồn giống chất lượng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản rất quan tâm việc định hướng người dân phát triển nuôi các đối tượng thủy sản ở mức vừa phải, gắn với nhu cầu thực tế của thị trường và các quy hoạch, định hướng sản xuất chung của các cấp, các ngành chức năng.
Việc cân đối diện tích, sản lượng nuôi cá tra và phát triển đa dạng thêm các đối tượng nuôi thủy sản khác là rất cần thiết và cần tiếp tục có sự quan tâm vào cuộc của tất cả các bên có liên quan.
Khánh Trung
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.