Nguồn tin: Báo Thái Bình, 17/03/2014
Ngày cập nhật:
18/3/2014
Theo tính toán của các đơn vị chức năng, với hệ thống sông hiện nay, toàn tỉnh Thái Bình có thể nuôi được trên 3.000 lồng cá, sản lượng thu được trên 9 triệu tấn (tương ứng với 2.268 ha nuôi trong ao, hồ). Tuy nhiên, những năm trước đây, các sông lớn vẫn bị bỏ ngỏ, chủ yếu đáp ứng về giao thông thủy, chưa được khai thác để phát triển nuôi cá lồng. Ðể khai thác tiềm năng từ các dòng sông, từ năm 2012 trở lại đây một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, tìm tòi học hỏi kỹ thuật để nuôi cá lồng trên sông, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Ông Phạm Văn Chiểu (xã Vũ Đoài, Vũ Thư) chăm sóc lồng cá của gia đình.
Thái Bình có mật độ sông phân bố lớn, từ 5 - 6 km/km2. Với lợi thế dòng chảy trên sông nên có thể phát triển nuôi cá trong lồng với mật độ dày, nhưng vẫn cho năng suất, chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, được thị trường ưa chuộng. Theo tính toán của các đơn vị chức năng, với hệ thống sông hiện nay, toàn tỉnh có thể nuôi được trên 3.000 lồng cá, sản lượng thu được trên 9 triệu tấn (tương ứng với 2.268 ha nuôi trong ao, hồ). Tuy nhiên, những năm trước đây, các sông lớn vẫn bị bỏ ngỏ, chủ yếu đáp ứng về giao thông thủy, chưa được khai thác để phát triển nuôi cá lồng. Ðể khai thác tiềm năng từ các dòng sông, từ năm 2012 trở lại đây một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, tìm tòi học hỏi kỹ thuật để nuôi cá lồng trên sông, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng
Nuôi cá lồng trên sông không phải là mới đối với các hộ dân giáp với các sông lớn, một số người dân đã nuôi theo phương pháp này cách đây hơn 20 năm. Tuy nhiên, chủ yếu là nuôi theo hình thức tự phát, kinh nghiệm nuôi ít, chưa đầu tư nhiều... nên hiệu quả kinh tế không cao. Các lồng nuôi cá trên sông chủ yếu thiết kế bằng nguyên liệu tre, luồng ghép và lưới, kích cỡ lồng nhỏ, thời gian khấu hao của lồng thấp (1 - 2 năm). Ðối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm, thức ăn chính là rau cỏ nên cá chậm lớn, người nuôi không có lãi nên đã bỏ không nuôi.
Nuôi cá lồng trên sông chỉ được khẳng định về hiệu quả kinh tế từ năm 2012 trở lại đây, bởi có sự vào cuộc của các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Ðược sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và huyện Vũ Thư, ông Trần Duy Quỳnh, xã Vũ Vân (Vũ Thư) đã mạnh dạn đầu tư 12 lồng nuôi cá với thể tích 108 m3/lồng. Khung lồng được làm bằng sắt có mạ lớp chống gỉ; phao nâng lồng bằng thùng phuy nhựa loại 250 lít; lưới bao quanh lồng được dệt bằng sợi cước Polyetylen... Ðối tượng nuôi chính là cá điêu hồng, sau một thời gian thả, cá thích nghi tốt với môi trường và tăng trưởng nhanh; từ cỡ giống 40 - 60 con/kg, sau 6 - 7 tháng nuôi đã đạt 650 - 700 g/con, sản lượng đạt 2,8 tấn/lồng. Hay như hộ anh Phạm Ðình Chiểu, xã Vũ Ðoài (Vũ Thư), trong 2 năm (2012- 2013) đã đầu tư nuôi 40 lồng cá trên sông, chủ yếu là cá điêu hồng, chép, cá lăng, mỗi năm cho thu hàng trăm triệu đồng.
Từ mô hình nuôi cá lồng của hộ anh Quỳnh, anh Chiểu, nhiều người đã đến tham quan học tập kinh nghiệm, do đó số lồng nuôi cá trên sông đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2012, toàn tỉnh có 66 lồng nuôi cá trên sông, đến hết năm 2013 đã tăng lên 82 lồng, gồm: trên sông Luộc thuộc địa bàn Quỳnh Phụ có 8 lồng, trên sông Trà Lý thuộc địa bàn Ðông Hưng có 5 lồng, huyện Vũ Thư có 66 lồng nuôi trên sông Hồng, Hưng Hà có 3 lồng nuôi trên sông Trà Lý. Theo tính toán của các hộ nuôi, vốn đầu tư bình quân là 130,55 triệu đồng/lồng; lợi nhuận bình quân đạt 37,45 triệu đồng/lồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư là 28,69%. Như vậy, một hộ chỉ cần đầu tư 5 lồng đã cho lợi nhuận gần 190 triệu đồng/năm. Thực tế từ các hộ nuôi cá lồng trên sông cho thấy, cơ bản chưa có dịch bệnh xảy ra.
Tuy nhiên, không hẳn là không có rủi ro nếu người nuôi chưa có kinh nghiệm nhiều, không thực hiện đúng quy trình nuôi và yếu tố của tự nhiên tác động. Ðiển hình như tháng 9/2012 có 11 lồng nuôi cá điêu hồng, cá trắm cỏ bị chết rải rác tại xã Quỳnh Hoàng (Quỳnh Phụ), Vũ Ðoài, Duy Nhất (Vũ Thư). Nguyên nhân cá chết do lượng mưa quá lớn làm độ đục trên sông cao, sức đề kháng của cá giảm và bị ký sinh trùng tấn công; cá giống không được xử lý ký sinh trùng trước khi thả; chủ hộ nuôi còn hạn chế về kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cá lồng khi thời tiết diễn biến bất thường.
Mô hình nuôi cá lồng trên sông tại xã Vũ Ðoài (Vũ Thư).
Cần khai thác tốt tiềm năng từ các dòng sông
Năm 2013, toàn tỉnh đã phát triển được diện tích nuôi trồng thủy sản là 14.426 ha, trong đó nuôi nước mặn 2.908 ha, nước lợ 3.427 ha, nước ngọt 8.614 ha. Với diện tích trên, đến nay mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt cơ bản đã được khai thác hết; trong khi đó các địa phương đang có xu hướng thu hẹp diện tích nuôi thủy sản nước ngọt để chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp. Ðể đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản nước ngọt theo nghị quyết của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh (lần thứ XVIII), thì việc đánh thức tiềm năng từ các dòng sông để nuôi cá lồng là lời giải trong giai đoạn hiện nay và những năm tới. Tổng chiều dài các con sông, ngòi trong và ngoài đê trên địa bàn tỉnh là 8.492 km; trong đó có thể phát triển nuôi cá lồng ở khoảng 244 km, như sông Hồng 87 km, Trà Lý 67 km, Luộc 55 km, Hóa 35 km. Những sông trên có dòng chảy liên tục, phù hợp về điều kiện thủy lý đối với nuôi cá lồng.
Những đoạn sông để đặt được lồng nuôi cá thường là những đoạn cong, gấp khúc, với tốc độ dòng chảy trung bình là 0,5 m/s; đồng thời những vị trí sông này là những đoạn được bồi phù sa, do đó không ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy. Theo kết quả điều tra bước đầu tại 106 xã giáp các sông trên của các ngành chức năng, thì điều kiện cần thiết và đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi đã xác định được 21 xã có khả năng phát triển nuôi cá lồng trên sông, tương ứng với 3.106 lồng.
Phát triển nhưng không nóng vội
Ðể khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông theo hướng hiệu quả, bền vững, không ảnh hưởng đến đê điều, luồng giao thông thủy và môi trường... các ngành chức năng, địa phương phải thực hiện tốt quy hoạch phát triển nuôi cá lồng, mỗi khu vực nuôi phải bảo đảm yêu cầu thông số kỹ thuật, không chồng chéo với các quy hoạch ở các lĩnh vực khác. Quy hoạch chi tiết cho từng khu vực nuôi cá lồng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ðồng thời, phát triển nuôi cá lồng cần có bước đi phù hợp từng thời kỳ, tránh phát triển nóng vội. Các hộ, nhóm hộ gia đình và doang nghiệp khi tổ chức sản xuất nuôi cá lồng phải nắm thật chắc các giải pháp về kỹ thuật thiết kế lồng, cách đặt lồng, kỹ thuật nuôi; xử lý được các bất lợi về dòng chảy, độ đục nước sông, dịch bệnh; chỉ thả những giống cá theo khuyến cáo của ngành chuyên môn...
Nguyên Bình
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.