Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 18/03/2014
Ngày cập nhật:
19/3/2014
Từ đầu năm đến nay, ngư dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, ngư trường có xu hướng bị thu hẹp nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Những ngày giữa tháng 3/2014, chúng tôi trở lại xã Triệu An để nắm bắt tình hình khai thác hải sản của ngư dân nơi đây. Khung cảnh tại phía nam bến cảng Cửa Việt không tấp nập như thường thấy. Tầm hơn 8 giờ sáng nhưng cũng mới chỉ có vài tàu thuyền chậm rãi cập bến.
Ông Trương Tùng, chủ một tàu đánh bắt xa bờ cho biết: “Không như mọi năm thời điểm này là đã có lãi khá nhưng mấy chuyến biển đầu năm nay có khi không đủ tiền dầu và tiền công bạn tàu. Mong thời tiết tốt lên, ra khơi trúng luồng cá lớn may ra còn có động lực chứ đánh bắt kiểu này e phải cho tàu nghỉ nằm bờ”.
Nhiều chủ tàu khác như ông Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Giới, Nguyễn Điện… sở hữu tàu đánh bắt có công suất trên 110 CV đều có chung tâm trạng không vui sau thời gian đầu ra khơi đánh bắt vụ cá nam.
Theo thống kê sơ bộ, hiện toàn xã Triệu An có khoảng 8 tàu xa bờ, 17 tàu trung bờ, hàng chục tàu gần bờ có công suất dưới 45 CV, hàng năm đánh bắt nguồn hải sản trị giá trên dưới 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm nay tình hình đánh bắt ngay từ đầu vụ cá nam- được xem là chính vụ đánh bắt hải sản- của ngư dân vùng biển lại không được như mong đợi.
Ngư dân xã Triệu An, Triệu Phong mua bán hải sản
Theo ông Nguyễn Giới, chủ tàu xa bờ nhiều năm gắn bó với biển khơi thì nguyên nhân khiến lượng hải sản đánh bắt bị giảm sút là do thời tiết diễn biến không ổn định. Ông Giới cho biết: “Trời cứ mưa rét diễn ra đan xen với nắng liên tục, kéo dài nên những người đi biển chúng tôi gặp khó, không thể chủ động được. Cùng với đó, thời tiết như thế này rất khó để đoán định được luồng cá. Ngư trường thì đang có xu hướng ngày càng cạn kiệt, thu hẹp cũng là nguyên nhân khiến ngư dân thất thu. Vì đánh bắt sụt giảm, giá cả hải sản không cao trong khi đó kinh phí dầu mỡ, công cán cho bạn tàu ngày càng tăng nên rất khó có lãi”.
Những loại hải sản truyền thống mọi năm đánh bắt được khá phong phú với nhiều loại có giá trị cao như mực nang, mực ống, ốc hương, cá chim, cá ngừ… thì năm nay nhiều loại vắng bóng. Thay vào đó là nhiều loại hải sản như cá nục, mực ống loại nhỏ, cá duội, cơm… Tuy nhiên thực tế những loại này bán giá thấp nên khó có thể mang lại lợi nhuận cho ngư dân. Từ đầu năm đến nay ngư dân trên địa bàn xã Triệu An chỉ mới đánh bắt được chừng trên 30 tấn hải sản.
“Chỉ có cá khoai đang được thị trường ưa chuộng nên dễ bán, giá lại cao nên may ra vớt vát được đôi chút còn những thứ hải sản khác thì hầu như đã bảo hòa nên khó bán, giá lại thấp. Mà mùa cá khoai sắp hết nên cũng khó khăn lắm. Ngư dân ở đây ai cũng muốn trúng những loại hải sản có giá trị cao, dùng xuất khẩu mà năm nay mất mùa quá nên ai cũng buồn. Tôi đây là dân chạy chợ bán lẻ cá mú mà còn chẳng có ăn nữa, mong thời gian tới tàu thuyền làm ăn thuận lợi thì mình cũng có thu nhập khá hơn”, bà Lương Thị Tuyên, một phụ nữ chuyên thu mua hải sản tại cảng Cửa Việt rồi bán lẻ tại các chợ thị xã Quảng Trị, thành phố Đông Hà than thở với chúng tôi.
Cũng chịu chung thời tiết bất ổn như hiện nay, ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ra dịch bệnh nên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của xã Triệu An cũng đang chững lại. Cụ thể, từ đầu năm 2014 đến nay, toàn xã cũng chỉ mới xuống giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích trên 6 ha với tổng số gần 350 vạn tôm giống. Trong khi nếu cùng kỳ những năm trước thì diện tích xuống tôm đã đạt gấp nhiều lần.
Ông Hoàng Cộng Hòa, Chủ tịch UBND xã Triệu An nhận định: “Không chỉ Triệu An mà theo tôi được biết thì một số xã vùng biển khác cũng chịu chung tình cảnh sản lượng hải sản đánh bắt đều giảm. Đây là khó khăn chung nên ngư dân cần cố gắng khắc phục, bên cạnh đó cũng cần chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để tiếp tục vươn khơi bám biển. Bởi cũng như nhiều nghề khác, nghề biển cũng có thời điểm thuận lợi, thời điểm gặp khó… Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến khích, động viên ngư dân ra khơi đánh bắt để nâng cao thu nhập cũng như đảm bảo kế hoạch khai thác hải sản đã đề ra. Về nuôi trồng, địa phương cũng khuyến cáo người dân nên chuẩn bị kỹ mọi điều kiện tốt nhất trong các khâu vệ sinh ao hồ, tìm kiếm nguồn giống, phòng bệnh trước khi triển khai xuống giống đồng lọat để hạn chế rủi ro, đảm bảo vụ nuôi thắng lợi”.
HIẾU GIANG
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.