Nguồn tin: Đài PT-TH Sóc Trăng, 03/04/2014
Ngày cập nhật:
5/4/2014
Sóc Trăng nằm trong vùng biển bồi, hệ thống rừng phòng hộ trên 6.000 ha, mức độ nhiễm mặn khác nhau nên tạo ra điều kiện tốt nhất để các giống loài thủy sản sinh sản, phát triển, tái tạo nguồn lợi cho biển, cho vùng nội đồng.
Những năm qua, người dân đã chứng kiến sự cạn kiệt của nguồn thủy hải sản tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản tự nhiên ven bờ và vùng nội đồng. Nguyên nhân suy kiệt đó bắt đầu từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp khai thác, đánh bắt ngày càng hiện đại, tinh vi hơn, đặc biệt là hình thức đánh bắt mang tính hủy diệt. Một trong những sáng kiến đang được triển khai ở các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL, trong đó có Sóc Trăng, là mô hình vận động cộng đồng tham gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản mang trứng, nhằm khôi phục một phần nguồn lợi thủy sản tự nhiên phục vụ sinh kế cho cư dân ven biển. Có thể xem đây là giải pháp khôi phục, tái tạo nguồn lợi rất hiệu quả đối với bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng.
Cứ mỗi chuyến ra biển về thì Anh Chiến, Anh Minh, thuộc nhóm ghe đánh bắt ven bờ ấp Vàm Hồ, xã An Thanh Nam, huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng đều mang tôm, cua mang trứng giao cho tổ quản lý đưa vào vèo lưới để góp phần tái tạo lại nguồn lợi mà chẳng ai tính thiệt hơn. Bởi bà con đã nhận thức được quyền lợi khi tham gia mô hình bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản như vậy là bảo vệ chính họ và tương lai của cháu con.
Chỉ sau hơn một tháng triển khai, tại ba điểm đã có trên 80 cá thể mang trứng được nhân dân đưa vào vèo lưới để góp phần tái tạo nguồn lợi. Với số lượng chưa lớn, nhưng thành công quan trọng nhất là sự nhận thức đúng đắn của ngư dân và nhân dân tham gia hoạt động đánh bắt, khai thác ven bờ. Ông Trần Quốc Minh, Ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, Cù Lao Dung cho biết: Chúng tôi làm vậy là để giữ được con có trứng thì nó sẽ tạo ra đợt cá tôm mới. Khi bắt được tôm trứng tôi mang về thả vào vèo để cho nó đẻ. Bây giờ cá tôm cạn kiệt, muốn còn thì phải thả lại cá trứng là đúng, chúng tôi rất ửng hộ.
Mô hình này do Chi Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với sự phối hợp của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Sóc Trăng triển khai ở xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung và xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Với mục tiêu vận động cộng đồng tham gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản mang trứng, để khôi phục một phần nguồn lợi thủy sản tự nhiên phục vụ sinh kế cho cư dân ven biển. Có thể xem đây là giải pháp khôi phục, tái tạo nguồn lợi thủy hải sản rất hiệu quả đối với bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng. Mô hình này sẽ khuyến khích người dân thả lại tự nhiên những giống loài thủy sản đang mang trứng như tôm càng xanh, cua, ghẹ ở những vị trí được bảo vệ, thuần dưỡng để các giống loài quan trọng này có điều kiện tái tạo, phục vụ lại cho chính người dân ven biển.
Sóc Trăng nằm trong vùng biển bồi, hệ thống rừng phòng hộ trên 6.000 ha, mức độ nhiễm mặn khác nhau nên tạo ra điều kiện tốt nhất để các giống loài thủy sản sinh sản, phát triển, tái tạo nguồn lợi cho biển, cho vùng nội đồng. Nguồn lợi tự nhiên ven bờ đang dần cạn kiệt, đời sống của những hộ dân khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ, dưới tán rừng ngày càng trở nên khó khăn hơn do việc sử dụng thuốc, hóa chất độc hại, phương pháp đánh bắt mang tính hủy diệt.
Mô hình này đã thành công ở nhiều quốc gia ven biển, ở nước ta đã thành công ở tỉnh Kiên Giang, hiện nay Sóc Trăng đang triển khai thực hiện. Với mục tiêu hài hòa lợi ích của người dân ven biển trong khai thác thủy sản và bảo vệ rừng phòng hộ, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Bước đầu là xây dựng ý thức cho cộng đồng, khi mọi người nhận thức tốt sẽ không đánh bắt các loài thủy sản đang mang trứng, tự giác thả về tự nhiên động vật mang trứng.
Bãi bồi ven biển Sóc Trăng gắn liền với đời sống của hơn 20.000 cư dân ven biển, cuộc sống gắn liền với nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên ven biển, dưới tán rừng. Điều kiện khai thác hiện đại hơn, dân cư đông đúc hơn đã làm cạn kiệt nguồn lợi này, nên mô hình vận động cộng đồng tham gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản mang trứng sẽ phục vụ lợi ích cho chính cư dân ven biển và cả cộng đồng.
Văn Hòa
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.