• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chia sẻ với nông dân

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 14/04/2014
Ngày cập nhật: 15/4/2014

Câu chuyện về những nông dân ở Đồng Tháp và An Giang “tự phát” nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt đang trở thành vấn đề thời sự làm đau đầu các ngành chức năng trong những ngày qua. Vì sao lâu nay tôm thẻ chân trắng chỉ được nuôi ở vùng nước lợ thuộc các tỉnh ven biển, nay nông dân ở vùng nước ngọt quanh năm như Đồng Tháp và An Giang lại nảy sinh “sáng kiến” nuôi trong vùng ngọt bằng cách khoan giếng và sử dụng muối để tăng độ mặn.

“Sáng kiến” của nông dân đã mang lại hiệu quả khi vụ nuôi đầu thành công, song các ngành chức năng lo “sốt vó” bởi việc phát triển tôm thẻ chân trắng tràn lan trong vùng ngọt sẽ phá vỡ quy hoạch nuôi cá tra, tôm càng xanh, cây lúa…; đồng thời đe dọa cạn kiệt tầng nước ngầm, nguy cơ nhiễm mặn.

Trước tình hình này, 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp đều có chung phương án xử lý “không cho nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt”. Theo đó, sau vụ nuôi này, nông dân phải chuyển các ao hầm nuôi tôm thẻ chân trắng sang nuôi cá tra, tôm càng xanh hoặc các loài thủy sản nước ngọt khác, nhằm tránh những ô nhiễm môi trường có thể xảy ra sau này.

Quyết định trên khiến nhiều nông dân than phiền, hơn 3 năm nay hàng loạt hộ nuôi cá tra lỗ thê thảm do rớt giá; trong khi nghề nuôi tôm càng xanh bây giờ hiệu quả rất thấp do nguồn giống bị thoái hóa; nuôi cá lóc, cá rô… cũng bấp bênh do giá lên xuống thất thường. Đối với cây lúa, gần đây giá giảm liên tục nên nông dân làm quần quật nhưng chẳng được gì.

Có thể nói, nông dân bây giờ rất chao đảo không biết định hướng đâu mà lường. Việc nuôi con gì, trồng cây gì mà Nhà nước khuyến cáo thì sớm hay muộn cũng rơi vào cảnh “được mùa, rớt giá” không tiêu thụ được. Trong khi đó chính quyền địa phương và ngành chuyên môn luôn khuyến cáo nông dân cần phải sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. Nhưng ai là người tìm thị trường và thị trường ở đâu thì mù tịt. Chính vì thế mà những nông dân Đồng Tháp và An Giang phải tự “cứu mình” bằng cách tự phát nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt, bởi trước mắt nuôi tôm thẻ chân trắng đang chứng minh hiệu quả kinh tế cao.

Từ nhiều năm nay, mỗi khi nông sản rớt giá, ùn ứ đầu ra, ngành chức năng luôn đổ lỗi cho nông dân bằng những câu nói quen thuộc “làm theo phong trào” hoặc “không theo quy hoạch” hay “sản xuất không gắn với thị trường”… Có thể thấy, nói như thế chủ yếu để “phủi tay”, không cơ quan nào dám nhận trách nhiệm về mình và phần thiệt bao giờ nông dân cũng gánh chịu.

GS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp, đã nói thẳng thắn: “Vai trò nhà nước, cụ thể là Bộ NN-PTNT thời gian qua điều hành theo kiểu chắp vá, thấy hư đâu sửa đấy, không có một chiến lược dài hạn khả thi đồng bộ, có hệ thống. Trong nhiều chương trình phát triển nông nghiệp cứ khuyến khích kiểu mạnh ai nấy làm như, khuyến nông thì hô hào trồng giống này, nuôi con kia mà không mua; đại lý bán thuốc, bán phân khuyến cáo nông dân mua dùng… trong khi nông dân mạnh ai nấy lo, trăm người trăm vẻ. Đến khi thu hoạch có hàng chục giống, mặc sức cho hàng trăm thương lái ép giá”.

Nhiều ý kiến đề xuất, Nhà nước nên tổ chức sản xuất mỗi ngành hàng như thủy sản, lúa gạo, trái cây… một cách có hệ thống theo chuỗi giá trị. Phải tìm được thị trường rồi mới tổ chức cho nông dân sản xuất, theo hướng liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho từng công đoạn của chuỗi giá trị đó. Phía Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan nên tái cơ cấu các tổng công ty theo hướng có nhiều chuyên viên thông thạo ngoại ngữ và sành sỏi các thị trường quốc tế, trước mắt là thị trường Trung Quốc, thị trường châu Phi… để tìm đầu ra lâu dài, ổn định cho nông sản.

Hiện tại, nhiều địa phương đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đồng Tháp là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL vừa thông qua đề án với Thủ tướng Chính phủ. Tái cơ cấu nông nghiệp, vai trò doanh nghiệp rất quan trọng trong việc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh từng lưu ý, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần phát huy thế mạnh như cá tra, lúa gạo, trái cây… Đề án cần đi vào cụ thể từng sản phẩm sản xuất gắn với thị trường, mà vấn đề hợp tác là rất cần thiết; bởi không liên kết thì sản xuất nông nghiệp cứ bấp bênh. Vấn đề chính sách cho nông nghiệp cần nghiên cứu theo nhu cầu thực tiễn, giải quyết được những bức xúc đặt ra.

Trong phát triển “tam nông”, nông dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, nông dân cũng đóng vai trò chính yếu. Bây giờ đến lượt triển khai tái cơ cấu nông nghiệp, nhiều địa phương cũng đặt trọng tâm vào nông dân. Tầm quan trọng của nông dân như vậy, thiết nghĩ ngành chức năng đừng để nông dân cứ “tự bơi” mãi trong thời buổi xuất khẩu nông sản phải cạnh tranh quyết liệt và chịu nhiều rủi ro…

HUỲNH LỢI

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang