Nguồn tin: Báo Nam Định, 14/04/2014
Ngày cập nhật:
16/4/2014
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm 2014 ở Nam Định được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, không theo quy luật, giá vật tư tiếp tục tăng cao. Để NTTS tiếp tục phát triển bền vững, Sở NN và PTNT định hướng cho các địa phương tiếp tục khai thác tiềm năng về lao động, đất đai và nguồn lợi thủy sản, tích cực thực hiện tái cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao giá trị, phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hóa, sạch, hiệu quả và thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của tôm giống tại xã Hải Chính (Hải Hậu).
Theo kế hoạch, năm 2014, diện tích nuôi thả toàn tỉnh Nam Định 15.567ha, trong đó nuôi mặn lợ 6.159ha, nuôi thủy sản nội đồng 9.408ha. Các địa phương có biện pháp tăng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh nhằm tăng năng suất; tiếp tục duy trì các con nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cua biển, cá bống bớp, cá song, cá vược ở vùng nước lợ; cá đối mục, cá sủ đất, cá chim biển vây vàng ở vùng nuôi nước ngọt; khuyến khích xây dựng các vùng NTTS tập trung theo hướng hàng hóa. Ban quản lý giống thủy sản tỉnh được kiện toàn, xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Công tác quản lý sản xuất và cung ứng giống hải sản năm 2014 đi vào nền nếp… Đến hết tháng 3-2014, các trại giống hải sản đã sản xuất được 101 triệu con tôm sú P15 và 6 triệu con cua phục vụ nhu cầu của các hộ NTTS. Sản xuất giống nước ngọt đi vào ổn định và phát triển theo hướng tăng cường chất lượng. Đến nay, 22 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt đã sản xuất được 201 triệu con giống cá bột các loại và đang xuất bán cho các hộ nuôi. Sở NN và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống đảm bảo cung ứng đủ con giống cho người nuôi, đồng thời tăng cường giám sát việc nhập tôm bố mẹ và sản xuất giống tôm sú; kiểm soát chặt chẽ và nắm vững số lượng, chất lượng tôm, cá giống nhập vào tỉnh, đặc biệt là giống tôm thẻ chân trắng; không nhập giống thủy sản chất lượng kém, không qua kiểm dịch, đặc biệt là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá vược… Bên cạnh đó, Sở NN và PTNT cũng khuyến cáo người dân nên mua tôm, cá giống ở các cơ sở sản xuất trong tỉnh hoặc tôm, cá giống của các Cty có uy tín và được kiểm dịch chặt chẽ. Để chuẩn bị thả giống cho vụ nuôi xuân hè, đến cuối tháng 3-2014 toàn tỉnh hoàn thành công tác cải tạo ao, đầm, đạt 100% diện tích nuôi mặn lợ. Về các xã có vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung lớn như: Giao Phong, Bạch Long, Thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy); Hải Phúc, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều (Hải Hậu); khu vực Cồn Xanh (Nghĩa Hưng)…, chúng tôi được chứng kiến không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân trước vụ nuôi mới. Các hộ dân, các doanh nghiệp nuôi tôm đã hoàn thành công tác cải tạo ao, đầm, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hiện đang chuẩn bị con giống thả nuôi… Tại xã Hải Chính (Hải Hậu), Cty TNHH Thông Thuận đã xây dựng trại giống tôm để ương nuôi tôm giống đưa từ miền Nam về bảo đảm cho tôm thích nghi với môi trường nuôi, tránh cho tôm giống bị chết vì sốc môi trường. Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Chính cho biết: Những năm qua, xã đã chuyển đổi và quy hoạch được vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tập trung với quy mô 70ha. Trong nuôi tôm, chất lượng con giống là yếu tố tiên quyết quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Chính vì vậy, việc xây dựng trại giống trên địa bàn xã là cơ hội tốt để bà con nông dân yên tâm về khâu giống nhằm phát triển bền vững phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng. Xã Giao Phong (Giao Thủy) là một trong những địa phương tổ chức thả giống tôm sớm nhất tỉnh. Ngay từ trước tiết Thanh minh, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ nuôi đã đồng loạt thả giống. Đến nay, diện tích đã thả giống đạt 60ha, bằng 80% tổng diện tích nuôi toàn xã. Tại các vùng nuôi ngao ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy, các hộ dân cũng đang tập trung dọn vệ sinh môi trường nuôi, xử lý mầm bệnh... Khí thế khẩn trương vào vụ nuôi mới ở vùng nuôi nước ngọt cũng sôi nổi không kém. Anh Trần Văn Mạnh, xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) cho biết: Năm 2013, anh đã thành công với mô hình nuôi ghép cá rô phi với một số loại cá truyền thống như cá chép, cá trắm cỏ với quy mô 3.000m2, cho hiệu quả kinh tế cao, thu lãi trên 60 triệu đồng. Nhờ đó, vụ này anh có thêm vốn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất theo phương pháp trên. Hiện tại, gia đình anh đã chuẩn bị xong con giống, thức ăn để bắt đầu thả vụ mới.
Hiện nay, Sở NN và PTNT đang chỉ đạo Phòng NN và PTNT các huyện, thành phố thông báo, hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản thực hiện nghiêm lịch thời vụ nuôi thả với từng đối tượng, đồng thời áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật nuôi; mở các lớp tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn cho nông, ngư dân về các đối tượng nuôi mới, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, sạch, bền vững và hiệu quả. Bên cạnh đó, Sở NN và PTNT tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng trừ dịch bệnh, định kỳ thu và xét nghiệm mẫu thủy sản, mẫu đất, mẫu nước, cảnh báo sớm tình hình dịch bệnh, mức độ ô nhiễm môi trường các vùng nuôi, kịp thời đề ra biện pháp khoanh vùng dịch bệnh chống lây lan, ô nhiễm môi trường. Hoạt động tập huấn kỹ thuật cho người nuôi sẽ được ngành NN và PTNT tiến hành liên tục trong suốt vụ với các kỹ thuật phù hợp trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của thủy sản... Với sự phối hợp triển khai tích cực của Sở NN và PTNT và các địa phương; sự nỗ lực cố gắng của nông, ngư dân, hy vọng vụ nuôi thủy sản mới sẽ giành thắng lợi./.
Ngọc Ánh
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.