Nguồn tin: VGP, 23/04/2014
Ngày cập nhật:
25/4/2014
Trong bối cảnh người nông dân nuôi tôm và cá tra đang thiếu vốn để tiếp tục vụ nuôi mới, thì Quyết định số 540/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với họ không khác nào "nắng hạn gặp mưa rào".
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm, cá tra. Theo đó, người nuôi tôm, cá tra được kéo dài thời gian trả nợ lên 36 tháng và trong thời gian gia hạn số nợ vay ngân hàng này, người nuôi tôm, cá tra không phải trả lãi quá hạn, lãi phạt.
Tín hiệu tốt cho người nuôi trồng thủy sản
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng ví von Quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối người nuôi tôm, cá tra chẳng khác nào "đang nắng hạn gặp mưa rào".
Theo ông Nhiệm, mấy năm nay, nhiều người nuôi tôm chịu thua lỗ do dịch bệnh, các quy định về chất kháng sinh cấm... nên đã gặp nhiều khó khăn. Nay Quyết định của Thủ tướng chỉ đạo các ngân hàng cho người nuôi tôm, nuôi cá được giãn nợ sẽ giúp người nuôi có vốn để tiếp tục vụ nuôi mới.
Ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Vĩnh Long, một tỉnh có thế mạnh về nuôi cá tra cho rằng, hiện Hiệp hội Thủy sản Vĩnh Long chưa thể xác định được số tiền còn nợ các ngân hàng của các hội viên là bao nhiêu, nhưng quyết định của Thủ tướng đã được đưa ra khi mà người nuôi cá tra đang ở thời điểm khó khăn.
“Theo tôi biết, nếu có nợ thì số nợ của những nông dân cao nhất vào khoảng 10 tỉ đồng, thấp thì khoảng 1 tỉ đồng. Số tiền này không lớn, nhưng việc được khoanh nợ, giãn nợ cũng giúp người nuôi cá đỡ lo rất nhiều”, ông Vàng nói.
Còn đối với số nợ ngân hàng của các hội viên thuộc Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, theo ông Nhiệm thì có thể lên đến khoảng vài trăm tỉ đồng.
Về vấn đề này, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng cho biết, không thể biết số nợ chính xác của người nuôi tôm, cá tra hiện nay là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo ông Hòe, Quyết định số 540/QĐ-TTg là tín hiệu tốt cho người nuôi trồng thủy sản. Xuất phát từ lý do sau một thời gian đã có nhiều hộ nuôi tôm, cá tra phải treo ao do thua lỗ vì giá bán thấp hơn giá thành. Do đó, việc khoanh nợ sẽ giúp cho người nuôi tôm, cá tra có thể nuôi trở lại.
Vẫn còn một chút âu lo
Theo ông Nhiệm, Quyết định số 540/QĐ-TTg chỉ xử lý những khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm, cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2013, trong khi các doanh nghiệp không được hưởng.
Hiện có nhiều cá nhân nuôi tôm, nhưng để thuận tiện trong giao dịch, họ đã lập công ty (thực tế họ là hộ dân), nhưng trong Quyết định số 540/QĐ-TTg không có đối tượng là doanh nghiệp. Vì thế, nếu đưa thêm vào trong Quyết định đối tượng "doanh nghiệp nuôi tôm" thì mọi việc đã tuyệt vời lại càng tuyệt vời hơn.
Ngược lại, ông Hồ Văn Vàng lại cho rằng với cá tra, Quyết định của Thủ tướng không đưa cụm từ "doanh nghiệp, công ty" vào chính sách hỗ trợ này là đúng. Ông Vàng giải thích, đa phần các công ty thủy sản có nhà máy chế biến, có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên những công ty này không phải mua thức ăn, tức là không phải chịu thuế VAT như các hộ nông dân nuôi cá.
Do đó, trong thời gian qua, mặc dù có thời điểm người nuôi cá phải chấp nhận bán cá thấp hơn giá thành, nhưng các công ty nuôi cá tra khi bán mức giá đó vẫn không bị lỗ vì không phải chịu thuế VAT cho khẩu phần thức ăn cho cá.
Tuy nhiên, điều ông Vàng lo lắng là đối với các hộ còn nợ, tài sản đã thế chấp nên cũng không thể tiếp tục vay vốn đầu tư mới. Do vậy, chính sách cần tạo điều kiện cho người nuôi cá dùng chính cá nuôi trong ao để làm tài sản thế chấp thì người nuôi cá sẽ yên tâm hơn.
Ngân hàng không khó khăn trong cho vay
Ông Trương Đình Hòe cho rằng về lý thuyết, người nuôi tôm, cá tra có thể được khoanh nợ cũ, nợ quá hạn, nhưng để tiếp tục vay tiền từ các ngân hàng thương mại cho nuôi mới thì sẽ gặp khó khăn hơn trước đây. Vì để vay được tiền, người nuôi phải có cam kết khi nuôi lại tôm, cá tra sẽ phải có lãi hoặc những cam kết tương đương.
Tuy nhiên, theo ông Nhiệm, các ngân hàng chắc cũng không làm khó những hộ nuôi tôm về chuyện tài sản thế chấp. Sau khi được khoanh nợ, các hội viên có thể dùng giá trị cá trong ao nuôi, hạ tầng ao nuôi làm tài sản thế chấp để tiếp tục vay vốn từ ngân hàng.
“Lâu nay, 1 ha nuôi tôm được các ngân hàng định giá là 3 tỉ đồng và ngân hàng cho vay tối thiểu là 1 tỉ đồng. Nay nếu có những tài sản trên ao nuôi tôm như nhà ở, nhà kho… các ngân hàng vẫn cho dùng thế chấp để người dân tiếp tục nuôi”, ông Nhiệm cho biết.
Thống kê của Bộ NNPTNT cho thấy, năm 2012, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu của các tổ chức tín dụng khu vực ĐBSCL là 22.777 tỉ đồng. Năm 2013 đến nay chưa có thống kê về số nợ của người nuôi tôm, cá tra.
Vũ Hạ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151
Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007
Các tin năm 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.