• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam

Nguồn tin: Fistenet, 20/05/2014
Ngày cập nhật: 22/5/2014

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

Trong những năm qua, ngành Nuôi trồng thủy sản của nước ta, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ven biển đã có sự phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm (2001-2011), sản lượng NTTS đã tăng từ hơn 700 ngàn tấn lên khoảng 3 triệu tấn, gấp khoảng hơn 4 lần, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7%/năm. Trong đó, sản lượng NTTS ven biển (nước lợ, mặn) chiếm khoảng 29% .

Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ở vùng ven bờ, trên biển, đảo chịu tác động thường xuyên và cực đoan của thời tiết và thiên tai do biến đổi khí hậu(BĐKH). BĐKH đi kèm với các biểu hiện như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng lớn đến nghề cá nói chung và NTTS nói riêng. Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra thì nuôi tôm nước lợ chịu nhiều bất lợi do BĐKH gây ra, đồng thời, một số hình thức nuôi tôm cũng đã và đang làm tăng phát thải khí nhà kính như: nuôi bán thâm canh, thâm canh, hoặc nuôi ở quy mô công nghiệp.

Tại Việt Nam, nghiên cứu về phát thải khí nhà kính đã và đang bắt đầu được thực hiện ở một số lĩnh vực như lâm nghiệp, thuỷ lợi. Tuy nhiên đối với nuôi trồng thủy sản, hầu như chưa có nghiên cứu nào một cách hệ thống liên quan đến phát thải khí nhà kính. Do đó, nhóm nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Tổng cục Thủy sản đã đề xuất ý tưởng dự án: “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”. Mục tiêu của dự án là nhằm thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, giảm phát thải.

Dự án được kỳ vọng thành công với sự hợp tác của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Tài nguyên - Môi trường và các địa phương được chọn thực hiện dự án. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản- là đơn vị đầu mối phía Việt Nam có trách nhiệm là cầu nối với các đơn vị, chuyên gia trong nước, đồng thời phối hợp với GIZ hình thành mạng lưới đối tác, chuyên gia quốc tế để thực hiện thành công dự án.

Dự án này được thực hiện sẽ cung cấp các thông tin về hiện trạng phát thải khí nhà kính, hệ thống giải pháp, cơ chế chính sách thúc đẩy giảm thiểu khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, thực hiện mô hình thử nghiệm để mở rộng áp dụng trong lĩnh vực thủy sản. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ tác động tích cực đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã đề ra. Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển Ngành Thuỷ sản theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển ổn định, bền vững với vai trò của một ngành sản xuất hàng hoá lớn có khả năng cạnh tranh cao, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Xuân Điểm

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang