• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần nhân rộng mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học

Nguồn tin: Tiền Giang, 04/06/2014
Ngày cập nhật: 8/6/2014

Hiện nay, cá tai tượng là một trong những loài thủy sản mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi cá tai tượng chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm và môi trường nuôi, nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Trước tình hình đó, nuôi cá tai tượng an toàn sinh học được xem là mô hình sản xuất đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng, mang lại hiệu quả cao và bền vững.

Hoàn thiện kỹ thuật cho người nuôi cá

Những năm trước đây, nông dân chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống để nuôi cá tai tượng như: Cho ăn rau xanh, ít sử dụng thức ăn công nghiệp... nên thời gian nuôi kéo dài đến 2-3 năm mới thu hoạch, chất thải trong nuôi cá rất nhiều mà không có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó, một số nông dân nuôi cá không tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh đã ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi thủy sản nói chung, trong đó có cá tai tượng.

Cá tai tượng đã được nuôi tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang), trong đó xã Phú Kiết là cái nôi của nghề nuôi cá tai tượng thịt và là nơi nuôi cá tai tượng nhiều nhất của tỉnh. Việc nuôi cá tai tượng không đòi hỏi diện tích ao lớn, nên rất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và rất thuận lợi thực hiện mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học.

Ông Đỗ Hiếu Liêm, Chi hội trưởng Chi hội Nghề cá xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho biết: "Trong những năm qua, nông dân nuôi cá tai tượng đã được cán bộ kỹ thuật chuyển giao khoa học - kỹ thuật về nuôi thủy sản an toàn sinh học, nhưng chúng tôi vẫn chưa áp dụng đầy đủ quy trình vào thực tế vì sợ không hiệu quả". Từ những thực tế đó, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, giữa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện dự án "Nuôi cá tai tượng an toàn sinh học" tại ấp Phú Thạnh B và ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết với quy mô 8 hộ tham gia, tổng diện tích thực hiện 2.400m2.

Các biện pháp kỹ thuật đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn áp dụng mang lại hiệu quả cao, nổi bật nhất là việc đầu tư, chăm sóc quản lý ao nuôi cá tai tượng hiệu quả hơn trước rất nhiều. Cá tai tượng được thả nuôi mật độ vừa phải với 7 con/m2 và ghép cá sặc rằn 3 con/m2. Đặc biệt, khâu cải tạo, vét bùn, bón vôi, phơi ao phải thực hiện trên 10 ngày mới tiến hành lấy nước vào ao rồi xử lý nước bằng hóa chất và dùng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nước. Đây là khâu mà lâu nay nông dân nuôi cá tai tượng chưa áp dụng trước đây nên khi thực hiện mô hình đã giúp tỷ lệ cá sống cao hơn so với trước.

Trong quá trình nuôi, nông dân định kỳ sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước. Bên cạnh đó, sử dụng thức ăn công nghiệp chiếm 50-70% khẩu phần thức ăn, còn lại vẫn là rau muống, rau lang cắt nhuyễn, bèo cám, ngò gai. Trong quá trình nuôi, đặc biệt là 6 tháng đầu sau khi thả giống, định kỳ 1-2 tuần đo các yếu tố môi trường 1 lần để có biện pháp xử lý kịp thời các yếu tố thủy lý hóa như: pH, Oxy, NH3 và định kỳ tùy theo màu nước xử lý nước bằng vôi, muối hoặc BKC.

Tạo ra sản phẩm chất lượng cao

Theo các hộ nuôi cá tai tượng theo mô hình an toàn sinh học ở ấp Phú Thạnh B, nhờ thực hiện tốt các yêu cầu của quy trình kỹ thuật nuôi an toàn sinh học, nên kết quả nuôi cá đạt được rất khả quan. Trong suốt quá trình nuôi cá ít bệnh, ngoại trừ một số ao do mưa nhiều, ao sát kênh bị rò rỉ nước vào ao thường xuyên làm môi trường nước trong ao không ổn định.

Trước đây, do không xử lý môi trường nước nên khi đem giống về nuôi, nhất là trong 3 tháng đầu cá hao tụt rất nhiều, có ao cá chết hết. Mặt khác, do ít đầu tư thức ăn công nghiệp nên cá chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài. Nhìn chung, khi thực hiện mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học cho thấy cá phát triển tốt hơn so với trước đây tự nuôi, vì thế lợi nhuận cao hơn. Cụ thể, qua 18 tháng nuôi cá đạt cỡ trung bình 600-750 g/con, cá biệt có 1 hộ cá đạt trung bình 860 g/con; tỷ lệ cá sống trung bình 80%. Sau khi trừ chi phí, tính ra nông dân thực hiện mô hình có lợi nhuận từ 20-40 triệu đồng/công (1.000m2) tùy theo giá cá tại mỗi thời điểm.

Qua mô hình cho thấy, tỷ lệ sống cá nuôi đã được nâng lên, rút ngắn thời gian nuôi, hướng dẫn nông dân nuôi cá biết cách ghi chép sổ nhật ký đầy đủ trong quá trình nuôi và hạch toán chính xác kết quả nuôi, sử dụng các loại hóa chất cho phép. Đã thay đổi tập quán sản xuất của nông dân vì nuôi theo an toàn sinh học sẽ giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cho cá nuôi, đặc biệt hướng dẫn nông dân sử dụng các loại chế phẩm sinh học định kỳ, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường theo hướng ổn định bền vững.

Theo ông Đỗ Hiếu Liêm, mô hình nuôi cá tai tượng an toàn sinh học phù hợp với điều kiện thực tế tại nhiều địa phương, là cơ sở để nhân rộng ra nhiều người cùng thực hiện để tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng cho thị trường. Vừa qua, một số công ty chế biến thủy sản ở TP. Hồ Chí Minh đến đặt hàng Chi hội Nghề cá xã Phú Kiết một lượng lớn cá tai tượng nuôi theo mô hình an toàn sinh học, nhưng không có đủ số lượng lớn cung cấp. Ông Liêm đề nghị thời gian tới, các ban ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện, xúc tiến thành lập các tổ hợp tác sản xuất giống có chất lượng cao để cung cấp giống tốt cho người nuôi. Đồng thời, thành lập tổ liên kết sản xuất trong Chi hội Nghề cá để đẩy mạnh việc tiêu thụ cá thương phẩm...

Thành Công

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang