Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 28/01/2015
Ngày cập nhật:
29/1/2015
“Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, nếu làm bài toán so sánh giữa cây xoài và các cây rau màu khác mà nông dân trong tỉnh đang trồng (kể cả cây thảo dược của vùng Tri Tôn, Tịnh Biên), rõ ràng chưa có một cây trồng nào cho giá trị kinh tế trên 110 triệu đồng/công/ năm như xoài 3 màu. Đó mới chỉ là mức trung bình, còn trúng mùa và được giá thì thu nhập cao hơn nhiều…” – ông Nguyễn Văn Lẳm (xã Tấn Mỹ, Chợ Mới) tự tin,nói.
Giàu lên nhờ xoài
3 năm trở lại đây, ở Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, phong trào kiên cố nhà ở ngày càng phát triển mạnh. Có người xây biệt thự theo phong cách của Pháp (quý phái, sang trọng, đầy đủ tiện nghi), có người lại cất nhà theo tập quán của ông bà là dựng bằng gỗ quý. Ngoài ra, nhà ở vùng này còn được người dân xây dựng theo nhiều phong cách khác như nhà ở kiểu người Thái, người dân tộc Ba Na (ở các tỉnh Tây Bắc). Nhà nào cũng có xe 2 bánh “xịn” và đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Nhiều nông dân có điều kiện cho con em ra nước ngoài học tập hoặc qua tận Thái Lan để nghiên cứu công nghệ, sản phẩm giá trị gia tăng từ trái xoài. “Dân ở đây giàu lên nhờ cây xoài. Trồng, mua bán, xuất khẩu xoài đã trở thành đề tài thời sự trong ngày của các lão nông tri điền nơi đây. Họ mê cây xoài như giới trẻ mê facebook. Ăn, uống trà mỗi sáng, đi đám giỗ, đám cưới cũng bàn chuyện xoài. Xoài là cây dễ trồng nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Chỉ cần xoài có giá trong 3 năm nữa, vùng này sẽ không còn hộ nghèo. Lúc đó, nông dân sẽ xin phép chính quyền cho hùn tiền lại xây tượng sinh vật cảnh là cây xoài như Châu Đốc xây biểu tượng cá basa, Long Xuyên có biểu tượng bông lúa vậy đó” – ông Trần Văn Na (xã Mỹ Hiệp) hồ hởi.
Xoài được tập kết, mang đến cân cho vựa.
Giữa tháng 12 - 2014 vừa qua, thị trường Trung Quốc và một số nước khan hiếm xoài 3 màu (cầu nhiều, cung ít), thương lái từ Tiền Giang và Lạng Sơn về đây tìm mua xoài với giá 70.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn vừa trúng mùa lẫn trúng giá như trường hợp của ông Dũng ở ấp Bình Quới; ông Phùng Ngọc An ở ấp Bình Phú (xã Bình Phước Xuân). Riêng trường hợp của ông An, chỉ với 1 công xoài lá, thương lái mua đến 100 triệu đồng, khai thác 1 vụ rồi trả lại cho chủ vườn. “Sản xuất một công xoài bây giờ cho hiệu quả kinh tế gấp 20 công ruộng, mà chăm sóc khỏe hơn nhiều. Xoài có giá nên đất đai vùng này cũng tăng giá theo. Một công đất cầm tiền mua 90 triệu đồng rất khó” – ông Nguyễn Văn Trọng (xã Tấn Mỹ) cho biết.
Giải quyết nhiều việc làm
Chuỗi giá trị của cây xoài phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Từ ươm, mua bán cây giống đến chăm sóc, thu hoạch xoài… đều cần một số lượng lớn lao động tham gia. Chỉ tính riêng hoạt động của 12 vựa xoài trên địa bàn 3 xã, số lao động tham gia gần 200 người. Lúc cao điểm, mỗi ngày ở cù lao Giêng xuất trên 100 tấn xoài và cần ít nhất 100 người thu hoạch. “Ở cù lao Giêng này, nhiều gia đình nghèo đã vươn lên có cuộc sống ổn định nhờ vào nghề cung cấp suất ăn trưa cho công nhân làm xoài. Mỗi suất cơm (tùy theo thức ăn nhiều hoặc ít) từ 18.000 – 22.000 đồng. Chỉ cần chủ vườn cho biết địa điểm, người bán sẽ mang cơm tới, rất nhanh. Công nhân ngồi dưới gốc xoài ăn cơm trưa, nghỉ 1 tiếng đồng hồ rồi tiếp tục thu hoạch hoặc xịt thuốc, thật tiện lợi” - ông Phan Văn Xê (xã Mỹ Hiệp) nói.
Ngoài tham gia cung cấp suất ăn trưa, chiều, nhiều hộ nghèo đi làm mướn cho các chủ vườn xoài hoặc vựa trái cây đã mua được xe để làm phương tiện chở xoài. Bình quân mỗi ngày, thu nhập từ chở mướn được ít nhất 200.000 đồng/người/ngày. Riêng công nhân thu hoạch xoài thì được trả tiền công 200.000 đồng/ngày và bao 1 bữa cơm...
3 năm trở lại đây, cây xoài trên vùng đất cù lao Giêng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, góp phần giảm nghèo rất hiệu quả. Người dân trong làng giờ đây đã có cơm ngon, áo đẹp, con em trong gia đình đều cắp sách đến trường. Song, để cây xoài 3 màu mãi cho “trái ngọt” quanh năm, Nhà nước cần có sự tiếp sức tìm thị trường, hoạch định chiến lược phát triển cho một sản phẩm, xây dựng thương hiệu và nhiều vấn đề khác đang đặt ra.
“Thời điểm này, cây xoài cho giá trị kinh tế rất cao nhờ vào thị trường xuất khẩu. Song, nông dân chúng tôi cũng rất lo lắng, liệu xoài có xuất khẩu được mãi không ? Đặt một tình huống giả định, nếu xoài không xuất được nữa thì đời sống người dân sẽ ra sao? Trong khi vùng nguyên liệu rất dồi dào, công nghệ chế biến xoài thành các sản phẩm giá trị gia tăng như mứt xoài, nước ép xoài thì chưa được nghĩ tới…” - Nguyễn Hoàng Liệt, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân nông thôn An Giang, lo lắng.
MINH HIỂN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.