Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới, 28/12/2015
Ngày cập nhật:
30/12/2015
Bưởi là một trong những giống cây ăn quả chủ lực nằm trong đề án Phát triển cây ăn quả của Hà Nội. Hà Nội có nhiều giống bưởi đặc sản như: Bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, bưởi tôm vàng… cho chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, trung bình mỗi mô hình trồng bưởi cho giá trị 400 - 500 triệu đồng/ha/năm. Với hiệu quả đó, Hà Nội đang nhân rộng mô hình sản xuất bưởi đặc sản tại các địa phương có điều kiện đồng đất phù hợp.
Nhân rộng mô hình
Tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, những vườn bưởi Diễn trĩu quả đang được nông dân chăm sóc để thu hoạch, bán ra thị trường đúng dịp tết Nguyên đán tới. Ông Nguyễn Như Hảo - Chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Cát Quế, Hoài Đức cho biết: Bưởi Diễn tại Cát Quế đang cho thu hoạch, khoảng giữa tháng 1-2016, nông dân sẽ hái bưởi. Hiện hầu hết các vườn bưởi trong xã đã được thương lái đặt mua. Với Cát Quế những năm gần đây, cây bưởi thực sự trở thành cây trồng giúp nông dân vươn lên làm giàu.
Một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm bưởi Quế Dương. Ảnh: Bá Hoạt
Không chỉ sản xuất bưởi Diễn, Cát Quế còn nổi tiếng với bưởi Quế Dương. Toàn xã hiện có 65ha bưởi, trong đó có 45ha bưởi Quế Dương và 15ha bưởi Diễn. Năm 2014, sản phẩm bưởi Quế Dương được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Từ khi có nhãn hiệu, giá trị kinh tế của bưởi Quế Dương cũng tăng lên, trung bình mỗi năm cho thu hoạch 150 - 200 tấn quả, giá bán 30 - 35 nghìn đồng/quả, thu nhập bình quân 120 triệu đồng/sào, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Với hiệu quả từ cây bưởi, hầu hết các hộ dân trong xã đều có vườn trồng bưởi, hộ ít thì vài ba sào, hộ nhiều thì hàng mẫu.
Theo thống kê của Sở NN& PTNT, toàn thành phố hiện có 2.700ha bưởi, tập trung chủ yếu tại các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ. Sản lượng bưởi hằng năm đạt trên 40.000 tấn. Hiệu quả kinh tế đạt trung bình từ 400 đến 500 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có vườn bưởi cho thu nhập hàng tỷ đồng. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Ngô Đại Ngọc cho biết: Với mô hình trồng bưởi, nhiều địa phương đã hoàn thành được những tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới như: Nâng cao thu nhập, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi… Thời gian tới, Hà Nội sẽ nhân rộng mô hình trồng bưởi tại các địa phương có điều kiện đất đai phù hợp.
Giải bài toán tiêu thụ
Theo Sở NN&PTNT, hiện Sở đã hoàn thiện chương trình "Phát triển sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020" trình UBND thành phố phê duyệt. Như vậy, đến hết năm 2020, thành phố sẽ có trên 3.000ha bưởi an toàn, chất lượng cao với bưởi Diễn là giống cây chủ lực.
Tuy nhiên, để các mô hình trồng bưởi phát triển bền vững, hiệu quả, Hà Nội cần giải quyết được bài toán đầu ra. Theo ông Nguyễn Văn Mười, hộ sản xuất bưởi Diễn lớn tại xã Cát Quế, Hoài Đức, hằng năm vườn bưởi của gia đình đều được thương lái đến tận vườn thu mua. Dù không bị ế như các loại quả khác nhưng việc buôn bán phụ thuộc nhiều vào thương lái nên nông dân thường chịu thiệt thòi. Dù bưởi Cát Quế có thương hiệu song số lượng bưởi được đưa vào siêu thị, hay các doanh nghiệp thu mua là rất ít.
Bà Hoàng Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, bưởi có thời gian thu hoạch dài, từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau nên đáp ứng yêu cầu rải vụ tốt. Tuy nhiên, với sản lượng bưởi hằng năm lên tới 40.000 tấn thì việc bảo đảm đầu ra ổn định đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành nông nghiệp Thủ đô. Để giúp nông dân yên tâm sản xuất, trung tâm kiến nghị thành phố, Sở NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm và kết nối với các doanh nghiệp, siêu thị để tiêu thụ sản phẩm bưởi theo hướng bền vững, nâng cao giá trị.
Hiện nay, cây bưởi được trồng nhiều tại các vùng đất bãi ven sông (địa bàn huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức) và vùng đồi gò (huyện Chương Mỹ, Sóc Sơn, Ba Vì). Theo các chuyên gia nông nghiệp, bưởi được trồng ở vùng đất bãi ven sông, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất quả tương đối ổn định, chất lượng khá. Còn tại vùng đồi gò, cây bưởi cũng sinh trưởng, phát triển tốt nhưng năng suất không ổn định qua các năm và chất lượng quả chưa cao. Thậm chí nhiều vùng còn bị mất mùa do chưa nắm được các biện pháp kỹ thuật. Do đó, ngoài công tác xúc tiến thương mại, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân là rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc liên kết bốn nhà trong sản xuất, tiêu thụ bưởi cũng cần được đặt ra và quan tâm hơn.
Đỗ Minh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.