Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 02/11/2015
Ngày cập nhật:
3/11/2015
Thu hoạch chôm chôm ở Chợ Lách. Ảnh: H. Vũ
Toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 27 ngàn héc-ta diện tích cây ăn trái, với sản lượng 335 ngàn tấn. Trong đó, tập trung 5 loại chủ lực là bưởi da xanh (chiếm 20%), chôm chôm (20%), sầu riêng (6,7%), nhãn (14,5%), măng cụt (6%).
Xử lý nghịch vụ và áp dụng mô hình GAP
Những năm gần đây, nhà vườn đã áp dụng khoa học kỹ thuật tác động làm thay đổi đáng kể lịch thời vụ cho từng loại cây trồng để nâng cao giá trị. Chôm chôm trồng rải vụ đều trong năm, vụ thuận thường thu hoạch từ tháng 6 - 7, vụ nghịch từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Bưởi da xanh chính vụ từ tháng 9 - 11. Sản lượng nhiều nhất tập trung từ tháng 9 - 11. Nhãn tiêu huế, tập trung từ tháng 9 - 12; nhãn xuồng cơm vàng chính vụ từ tháng 6 - 7, nghịch vụ từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Sầu riêng, mùa thu hoạch chính từ tháng 5 - 7, còn lại đều rải vụ quanh năm. Măng cụt mùa thu hoạch chính từ tháng 6 - 7 hàng năm.
Để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng trái cây, nhà vườn cũng đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, trong đó sản xuất theo mô hình GAP khá thành công ở một số địa phương. Toàn tỉnh có 258,08ha được chứng nhận GAP, trong đó chôm chôm 164,75ha, nhãn 47,26ha, bưởi da xanh 46,07ha. Thực hiện theo Nghị định số 151 của Chính phủ, có 41 tổ hợp tác (THT) được hình thành, trong đó có 30 THT bưởi da xanh, 6 THT chôm chôm, 3 THT sầu riêng, 1 THT nhãn, 1 THT măng cụt. Ngành Nông nghiệp cũng đã phối hợp xây dựng các mô hình liên kết trên chôm chôm với diện tích 300ha ở Vĩnh Bình, Sơn Định (Chợ Lách); trên 500ha nhãn ở Tam Hiệp (Bình Đại). Hiện một số THT hoạt động có hiệu quả, có sự gắn kết giữa sản xuất, tiêu thụ, tạo sản phẩm đầu ra ổn định, giá trị tăng cao.
Đã có thị trường nhưng sản lượng thấp
Theo bà Phan Thị Thu Sương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường tiêu thụ trái cây bước đầu có nhiều triển vọng nhưng thực tế cũng gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc chuẩn bị hội nhập. Nhiều năm qua, một số nhà vườn ở vùng chuyên canh chôm chôm đã thu hoạch lợi nhuận cao nhờ xuất sang thị trường Mỹ và một số nước châu Âu. Ngoài ra, còn xuất khẩu sang thị trường Dubai, Campuchia, Trung Quốc nhờ xử lý nghịch vụ, tức cho thu hoạch thời điểm từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vì lúc này, thị trường các nước không còn chôm chôm, hàng Việt Nam vừa xuất tốt, bán giá cao, nhất là thị trường Mỹ, có lúc giá cao gấp 3 - 4 lần so với mùa thuận.
Thời gian gần đây, tuy có lúc giá thấp nhưng hiệu quả vườn chôm chôm mang lại vẫn cao hơn các loại cây trồng khác. Đặc biệt, thị trường Mỹ rất ưa chuộng chôm chôm Thái. Đây cũng là một khó khăn lớn nhất đối với nhà vườn Bến Tre, bởi hầu hết diện tích chôm chôm hiện nay là chôm chôm Java. Cho nên, muốn giữ vững thị trường Mỹ, nhà vườn phải tìm thêm các giống chôm chôm chất lượng hơn để mở rộng diện tích, đảm bảo số lượng lớn xuất khẩu. Chôm chôm được xuất sang các thị trường khó tính còn rất thấp do phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu cùng loại.
Nhãn có giá cao nhất vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau và thấp nhất từ tháng 5 - 8. Bến Tre cũng đã xây dựng được mô hình chứng nhận VietGAP và cấp mã code xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Hiện thị trường tiêu thụ nhãn lớn nhất vẫn là Trung Quốc, chiếm 80%; TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chiếm 20%. Riêng vụ nghịch, nhãn được đóng rổ xuất tươi sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, các nước khối ASEAN.
Sầu riêng hiện có khoảng 60% xuất khẩu sang Trung Quốc và 40% tiêu thụ nội địa, giá cao nhất thường vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Riêng bưởi da xanh, thị trường cả thành thị, nông thôn trong nước đều có nhu cầu rất cao. Bưởi loại trái từ 1,3 - 1,8kg được khách hàng ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, hiện diện tích còn manh mún, nhỏ lẻ cùng với giống, kỹ thuật trồng không đồng nhất đang là điểm yếu của bưởi da xanh Bến Tre vì chất lượng trái không đồng đều. Bưởi da xanh giá cao nhất từ tháng 1 - 5; giá bưởi thấp nhất từ tháng 9 - 11.
Giải pháp để trái cây xuất khẩu ổn định
Theo bà Phan Thị Thu Sương, các giải pháp chủ yếu để trái cây Bến Tre xuất khẩu ổn định và bền vững là: Tích cực đánh giá, bình tuyển, chọn ra giống có năng suất, chất lượng, kháng sâu bệnh thay thế dần các giống kém hiệu quả. Mở rộng diện tích áp dụng GAP, nhất là ứng dụng công nghệ sau thu hoạch. Tiếp tục tổ chức sản xuất rải vụ, nhắm đến thị trường tiêu thụ. Liên kết với doanh nghiệp, gắn với giải pháp thị trường cùng với các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước.
TS. Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu 2 cho rằng, hiện Việt Nam có 40 loại trái cây được xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt hơn 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trái thanh long đạt 997 ngàn tấn, dưa hấu gần 300 ngàn tấn, nhãn 100 ngàn tấn, vải 70 ngàn tấn, chôm chôm 600 tấn. Từ xuất khẩu bằng đường hàng không, nay đã xuất được bằng đường biển, giá thành giảm đáng kể. Tiềm năng xuất khẩu trái cây tươi còn rất lớn, cần có chiến lược điều hành xuất khẩu hiệu quả hơn. Doanh nghiệp tích cực chủ động tìm kiếm các đối tác để ký hợp đồng xuất khẩu lâu dài, có chiến lược liên kết chặt chẽ, hiệu quả lâu dài hơn với nông dân, chuyển giao kỹ thuật bảo quản trái cây tươi để giữ lâu hơn. Phát triển thêm thị trường mới cũng với chiến lược quảng bá thương hiệu trái cây Việt Nam. Đa dạng hóa các loại hình chế biến tươi, khô. Đa dạng hóa thị trường, sản xuất theo GAP, quy hoạch vùng trồng rải vụ. Do vậy, Bến Tre cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết và những giải pháp hiệu quả hơn để xuất bán được sang thị trường các nước, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Úc và Chi-lê.
T. Huyền
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.