Nguồn tin: Báo Công Thương, 03/12/2015
Ngày cập nhật:
4/12/2015
Cùng với thanh long ruột trắng, xoài là sản phẩm thứ hai của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản - vốn được đánh giá là thị trường khó tính mở ra cơ hội mới cho hàng trái cây tươi của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Xoài Cát Chu Việt Nam đã chinh phục thị trường Nhật Bản
Giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai được các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản lựa chọn và cơ quan chức năng Nhật Bản đồng ý cấp phép nhập khẩu. Như vậy, cùng với trái thanh long, đây là loại trái cây thứ hai của Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản.Việc Nhật Bản nhập khẩu trái xoài Cát Chu là tin vui cho những người nông dân Việt Nam cũng như đối với người tiêu dùng Nhật Bản trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng trái cây tươi của Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT) - cho biết, để đưa trái xoài Cát Chu Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, các cơ quan chức năng của Việt Nam phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại, mới được phía Nhật Bản chấp thuận. Cho đến nay, các DN xuất khẩu xoài Việt Nam, chủ yếu ở phía Nam đã xuất sang Nhật Bản và được người tiêu dùng đánh giá rất cao. Mặc dù, chưa có số liệu chính xác về số lượng xuất khẩu nhưng giá xoài của Việt Nam cao hơn giá xoài Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản từ 2 - 3 USD/kg, với giá xuất khoảng 8 - 10 USD/1kg.
Trái xoài Việt Nam được đánh giá có triển vọng, khả năng cạnh tranh và lợi thế lớn tại Nhật Bản. Lý giải về vấn đề này, ông Hồng cho biết: Năm 2015, Cục Bảo vệ thực vật mới cấp mã số vùng trồng được khoảng vài chục ha, và dự kiến sang năm con số này sẽ tăng lên hàng trăm ha hoặc nhiều hơn. Ông Hồng dự báo, xuất khẩu xoài năm 2016 sẽ có những đột phá. “Xoài Việt Nam rất ngon và có thể cung cấp quanh năm, bên cạnh đó, khoảng cách Việt Nam sang Nhật rất gần và đặc biệt người Nhật rất thích xoài Việt Nam. Đây là một lợi thế lớn của xoài Việt trên đất Nhật”, ông Hồng nói.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu trái xoài sang thị trường Nhật, điều quan trọng nhất lại phụ thuộc vào năng lực của các DN. Các DN trong nước phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ Nhật như yêu cầu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, hay trong quy trình sản xuất DN phải có vùng nguyên liệu được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và được sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ông Hồng cho biết thêm, các loại trái cây chiến lược của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu không chỉ sang Nhật mà còn sang nhiều quốc gia khó tính khác. Đây là một trong lợi thế của Việt Nam trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập. Người nông dân có thể chuyển một phần đất từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả, hoặc thậm chí không cần tăng diện tích mà nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi thói quen canh tác, tiếp cận các thị trường lớn thì giá trị sản phẩm có thể tăng lên nhiều lần. Để làm được việc này, điều quan trọng là ý thức của mỗi nông dân, doanh nghiệp trong việc làm thế nào để tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe, hàng rào kỹ thuật của những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN & PTNT):
Hiện Cục Bảo vệ thực vật đang đàm phán với Nhật Bản để xuất khẩu thanh long ruột đỏ (thanh long ruột trắng đã xuất khẩu sang), sau đó là vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa.
Nguyễn Hạnh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.