Nguồn tin: Đài PT-TH Sóc Trăng, 03/12/2015
Ngày cập nhật:
5/12/2015
Dưa hấu có khả năng thích hợp rất lớn với điều kiện thời tiết nên được trồng quanh năm, ở Sóc Trăng chủ yếu trồng từ cuối mùa mưa cho đến hết mùa nắng và chia là 3 vụ chính là: vụ dưa sớm (từ giữa tháng 09 đến đầu tháng 10 âm lịch), vụ dưa Tết (từ đầu tháng 10 đến trước Tết Nguyên đán) và vụ dưa sau tết. Do đó từ đây đến hết tháng 10 âm lịch, là thời điểm nông dân trồng vụ dưa tết.
Kỹ thuật chăm sóc dưa hấu vụ Tết.
Dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 2 tháng rưỡi, nếu chăm sóc tốt năng suất sẽ đạt từ 20 – 25 tấn/ha. Dưa hấu tết không chỉ ngon mà trái phải to, đẹp, tròn đều. Thường bà con chọn trồng các giống An Tiêm 95, Thành Long TN 522, Hắc Mỹ Nhân, Sugarbaby…
Để có dưa cho trái lớn bà con nên làm liếp trồng rộng hơn, bề rộng liếp khoảng 1 m, chiều cao 30 – 40 cm, khoảng cách giữa hai liếp khoảng 4 - 7m, xử lý đất với vôi bột 50 kg/1.000 m2 trước khi xắn liếp 5 - 7 ngày. Ngoài ra có thể trồng dưa hấu trên đất ruộng, ở những vùng có cơ cấu đất nhẹ như giồng cát nên có màng phủ nông nghiệp nhằm hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, phân bón… Về cách gieo hạt, có thể gieo trực tiếp hoặc gieo trong bầu từ 5 – 7 ngày, khi cây vừa nhú lá nhám thì đem trồng ngay. Kỹ sư Thạch Lai – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng lưu ý bà con: “Trồng dưa hấu tết thì chất lượng và hình dạng trái là quan trọng, bà con nên bố trí trồng với mật độ vừa phải, khoảng cách từ dây này đến dây kia từ 5 đến 6 tấc, sử dụng phân bón cân đối ở từng giai đoạn, không nên sử dụng thừa phân làm ảnh hưởng chất lượng trái”.
Thực tế sản xuất, sử dụng màng phủ nông nghiệp có hiệu quả tích cực trong việc hạn chế sâu bệnh gây hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc, tăng nhiệt độ mặt đất, giữ phân bón, hạn chế độ phèn mặn và tăng chất lượng trái. Do đó, trồng dưa hấu sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hoá, cho hiệu quả cao. Tuy nhiên do diện tích trồng dưa hấu ngày càng tăng, dẫn đến nguy cơ sâu bệnh dễ phát sinh và lây lan. Ông Lữ Thanh Sơn – Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Long Phú cho biết: “ Vụ dưa hấu tết thường gặp thời tiết nóng ẩm nên dễ bị nhện đỏ và bọ trĩ tấn công chích hút lá và đọt non trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, làm cho dưa khó đậu trái. Do đó bà con nên sử dụng màng phủ nông nghiệp, nên trồng luân canh và phải cung cấp đầy đủ phân, nước cho dưa, nên chú ý thêm về bệnh thán thư và nức thân- chảy mũ trên dưa để có cách phòng trị kịp thời”.
Sửa dây là kỹ thuật cần thiết trong trồng dưa hấu, bà con cần điều chỉnh cho các dây bò song song nhau theo thứ tự thẳng góc với hàng trồng, không để dây quấn chồng lên nhau, gây khó khăn trong việc tuyển trái và ảnh hưởng khả năng quang hợp của dưa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Sau hơn 25 ngày dưa hấu bắt đầu ra hoa đậu trái, là thời gian bà con bắt đầu công đoạn tuyển trái, để trái dưa to, tròn đều thì mỗi dây chỉ để lại một trái trên dây chính. Việc tuyển trái sẽ được tiến hành khoảng 40 – 45 ngày sau khi gieo hạt. Đây là công đoạn quan trọng, quyết định đến chất lượng mẫu mã của dưa hấu tết. Kỹ sư Thạch Lai – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, hướng dẫn bà con: “Từ khi đặt dây dưa xuống đến khoảng 25 ngày sau bà con chú ý phải chỉnh dây dưa cho ngay ngắn; rồi khoảng 30 ngày trở lên thì tiến hành chọn trái, giai đoạn này rất quan trọng, bà con nên chọn những trái dưa từ lá thứ 12 đến thứ 14 trên dây dưa chính thì sẽ cho trái đẹp, phát triển tốt và đạt năng suất cao; Trong giai đoạn dưa mang trái, có thể chỉnh trái từ 2 đến 3 lần cho trái có hình dáng đẹp”.
Chăm sóc dưa hấu chuẩn bị phục vụ tết
Dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80-90%, khoảng 60-70 ngày sau khi trồng tuỳ theo điều kiện vận chuyển đến nơi tiêu thụ xa hay gần. Khi đó trái lớn đạt kích thước tối đa của giống, vỏ bóng láng, gân nổi rõ trên mặt trái, nơi vỏ tiếp xúc mặt đất trở nên vàng, tua cuốn ngay đốt mang trái chuyển sang khô vàng. Cần ngưng nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt, để được lâu và ít bị bể khi vận chuyển. Việc ngưng tưới phân và ngưng phun thuốc 10 ngày trước khi thu hoạch nhằm bảo đảm phẩm chất dưa sạch cho người tiêu dùng.
Mỗi năm Sóc Trăng trồng khoảng 400 ha dưa hấu, tập trung ở các xã Phú Tân, Phú Tâm huyện Châu Thành, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú và xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Một số nơi trong tỉnh, bà con còn áp dụng thành công mô hình trồng dưa hấu dưới ruộng thay cho làm lúa vụ 3 do chủ động được nguồn nước. Trong đó Đại Tâm là vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp cho nhiều loại rau màu phát triển, do đó mỗi năm, vùng này cung cấp số lượng lớn dưa hấu cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Bà con có nhiều kinh nghiệm để trồng dưa hấu phục vụ cho nhu cầu chưng, biếu trong dịp tết.
Dưa hấu nếu được trồng đúng kỹ thuật có thể trữ 15 – 20 ngày sau khi thu hoạch. Đặc biệt các nhà khoa học cũng chú ý thêm, việc điều chỉnh lượng nước tưới ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo quản dưa hấu sau thu hoạch. Thời kỳ sau khi dưa hấu đậu trái cần giữ ẩm đất thường xuyên, cung cấp đủ nước cho dưa phát triển. Khi dưa đạt kích thước tối đa và trước khi thu hoạch 4 - 5 ngày cần ngưng nước để dưa ngọt hơn, tránh tình trạng nứt trái khó bảo quản và vận chuyển được thời gian lâu./.
Ngọc Khuê
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.