• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bà Rịa Vũng Tàu: Xây dựng thương hiệu cho trái mãng cầu ta

Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 11/12/2015
Ngày cập nhật: 15/12/2015

Anh Nguyễn Vũ Toàn (ấp Cây Cám, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP.

Mãng cầu ta được xem là cây ăn trái đặc sản chủ lực của tỉnh với diện tích trồng khoảng 1.700ha, sản lượng hàng năm đạt gần 10.000 tấn. Hiện nay, ngành nông nghiệp đã và đang vận động bà con nông dân sản xuất mãng cầu theo hướng VietGAP để nâng cao giá trị trên thị trường.

Năng suất tăng nhờ trồng theo hướng VietGAP

Khu vườn rộng 1ha của anh Nguyễn Vũ Toàn (ấp Cây Cám, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) chỉ trồng một loại cây ăn trái duy nhất, đó là cây mãng cầu ta. Theo anh Toàn, trước đây, bình quân 1ha mãng cầu cho năng suất từ 3 - 4 tấn/vụ. Nhưng từ khi ứng dụng VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), sản lượng thu hoạch tăng gấp đôi khoảng 7 - 8 tấn/vụ. Còn tại xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành), Hội Nông dân xã đã triển khai dự án “Trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP”. Theo đó, 14 hộ tham gia dự án đã thiết kế vườn thông thoáng, sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị trái mãng cầu. Ông Đặng Văn Phúc (ấp 5, xã Tóc Tiên) cho biết, thâm canh mãng cầu theo hướng VietGAP cho năng suất trung bình 7 tấn/ha. Trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận từ 100 - 120 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Ngô Ngọc Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) cho biết, để phát triển cây mãng cầu ta trở thành cây ăn trái chủ lực của địa phương, năm 2014, xã Láng Dài đã xây dựng “Dự án trồng mãng cầu chuyên canh tại khu vực Bàu Tứ, xã Láng Dài” với diện tích khoảng 60ha, trong đó năm 2014 triển khai 35ha, năm 2015 triển khai 25ha. Theo tính toán của ông Tình, trong tổng diện tích quy hoạch 60ha trồng mãng cầu ta thì có 28ha cho thu hoạch 1 vụ/năm vào năm thứ 2014, ước tính năng suất trung bình khoảng 6 tấn/ha/năm. Còn 50ha cho thu hoạch vào năm thứ 2015 (trong đó 28ha cho thu hoạch 2 vụ/năm, ước tính năng suất trung bình khoảng 11 tấn/ha/năm). Sau 2 năm đầu tư, doanh thu ước đạt 18,7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư lợi nhuận khoảng 1,98 tỷ đồng.

Từ thành công của mô hình VietGAP, từ năm 2011 đến nay, một số địa phương như xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành), HTX Nông nghiệp Nhân Tâm (huyện Xuyên Mộc), xã Phước Long Thọ (huyện Đất Đỏ)… được Trung tâm KNKN tỉnh hỗ trợ kỹ thuật, vốn để triển khai các mô hình trồng mãng cầu theo hướng VietGAP. Theo phản ánh của các hộ dân, trái mãng cầu trồng theo hướng VietGAP cho chất lượng tốt hơn, trái ngọt, cơm trắng, dày, năng suất đạt khoảng 7 - 8 tấn/ha, tăng 20% so với sản phẩm mãng cầu ta trồng theo cách truyền thống. Với giá bán tại vườn 40 - 45 ngàn đồng/kg trái loại I; 30 ngàn đồng/kg trái loại II và 15 ngàn đồng/kg trái loại III. Sau khi trừ chi phí, người trồng lãi từ 100 – 120 triệu đồng/ha.

Hình thành vùng trồng chuyên canh

Mãng cầu ta BR-VT đã được nhiều người biết đến sau khi đoạt giải nhất trong Hội thi Trái ngon, giống tốt miền Đông Nam bộ năm 2008. Với những đặc điểm nổi bật như: vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng, cơm dày và dai, loại trái cây này đã nhanh chóng chiếm được ưu thế trên thị trường trái cây trong nước. Từ khi triển khai thực hiện mô hình VietGAP, năng suất, chất lượng của cây mãng cầu ta từng bước được nâng lên và bắt đầu được tiêu thụ tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh và hệ thống siêu thị tại TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Từ năm 2011, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã chủ trì phối hợp với Công ty sở hữu trí tuệ Invenco xây dựng thương hiệu nhãn hiệu tập thể cho mãng cầu BR-VT nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao thương hiệu cho loại trái cây này trên địa bàn tỉnh. Cuối năm 2012, nhãn hiệu mãng cầu của BR-VT đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. “Việc xây dựng thành công thương hiệu mãng cầu sẽ giúp nhân dân trong vùng tập trung mở rộng diện tích, từng bước hình thành vùng chuyên canh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 50% diện tích trồng mãng cầu ta sẽ lấy chứng chỉ VietGAP và đến năm 2030 là 100% diện tích”, ông Nguyễn Tiến Bảy, Chi cục trưởng chi cục Phát triển nông thôn cho biết.

Theo Sở KH-CN, tính đến thời điểm này cùng với muối Bà Rịa, hồ tiêu và nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta đã đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp văn bằng bảo hộ sản phẩm nông sản độc đáo của tỉnh. Sở NN-PTNT đang tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý cho 4 sản phẩm kể trên. Đồng thời từng bưxo71c hình thành vùng trồng chuyên chuyên canh tại 6 địa phương, gồm: xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành), Phước Long Thọ, Phước Hội, Láng Dài và Long Tân (huyện Đất Đỏ), Hòa Hiệp và Bình Châu (huyện Xuyên Mộc). Tuy nhiên, phản ánh từ các hộ dân cho thấy, nhãn hiệu mãng cầu ta BR-VT chỉ mới dừng lại ở nhãn hiệu tập thể. Để xây dựng nhãn hiệu cho từng hộ trồng thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về các quy trình quản lý, cấp giấy và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất đối với sản phẩm mãng cầu ta. Đồng thời, quan tâm khôi phục lại thương hiệu mãng cầu Cát Lở (TP. Vũng Tàu) nổi tiếng thơm, ngọt, dai đang dần bị mất đi hiện nay.

QUANG VŨ

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang