Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 23/12/2015
Ngày cập nhật:
24/12/2015
Mục tiêu của quy hoạch là phát triển ngành hàng thanh long theo hướng tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ trồng thanh long...
Thanh long VietGAP trên địa bàn Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận).
Phương án
Theo Quyết định số 2031/QĐ-UBND ngày 9/9/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2015 là 15.000 ha, trong đó có trên 14.000 ha là thanh long trồng tập trung. Đến nay, thực tế diện tích thanh long đã vượt quy hoạch hơn 10.000 ha (khoảng 26.000 ha). Cộng với đó, sản phẩm thanh long ngày càng cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Công tác quản lý quy hoạch thanh long còn nhiều bất cập, đặc biệt phát triển thanh long trên đất lúa; bệnh đốm nâu diễn biến phức tạp; quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến sơ chế, đóng gói chưa tốt... Do đó, việc “Quy hoạch vùng trồng thanh long Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” là rất cần thiết.
Mới đây, trong cuộc họp thông qua quy hoạch, ông Lê Tiến Phương - Chủ tịch UBND tỉnh và đa số các đại biểu dự họp đều thống nhất lựa chọn phát triển thanh long của Bình Thuận đến năm 2020 là 28.000 ha, năng suất 28 tấn/ha, sản lượng đạt 750 ngàn tấn; định hướng đến năm 2025 sẽ mở rộng lên 30.000 ha, năng suất 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 843 ngàn tấn. Đồng thời, yêu cầu quy hoạch phải tập trung nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị và sức cạnh tranh đối với diện tích thanh long hiện có. Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển trồng mới gắn với ứng dụng khoa học công nghệ để làm tăng năng suất, nâng cao giá trị. Xây dựng các giải pháp chuỗi giá trị gắn với xúc tiến thương mại; chú trọng mở rộng thị trường trong và ngoài nước; tăng cường công tác quản lý nhà nước để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…
Chú trọng các giải pháp
Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam (đơn vị tư vấn), dự báo thời gian tới thị trường nội địa vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, nhất là thị trường khu vực phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Do đó, tỉnh cần thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu công cụ, lợi ích tốt cho sức khỏe khi dùng trái thanh long tại các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng có nhiều khách nước ngoài... Riêng về thị trường xuất khẩu, dự báo trong những năm tới, kim ngạch xuất khẩu thanh long sẽ tiếp tục tăng và thị trường xuất khẩu phát triển mở rộng. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng ở từng khu vực, thị trường sẽ khác nhau và tùy thuộc vào nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, địa phương.
Quy hoạch vùng trồng thanh long với mục tiêu chính là tạo nguồn hàng xuất khẩu, trái cây thanh long trở thành cây mũi nhọn trong thu hút ngoại tệ ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, trên cơ sở đánh giá về thực trạng các chính sách liên quan đến phát triển cây thanh long, tỉnh cần có chính sách đặc thù để phát triển cây thanh long như hỗ trợ giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đóng gói, bảo quản và chế biến thanh long. Tiếp tục kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong và ngoài nước về trái thanh long. Đặc biệt ưu tiên đối với các doanh nghiệp có công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng như nước ép quả, mứt, thạch, rượu vang thanh long. Riêng các địa phương trồng thanh long, cần sớm công bố quy hoạch và triển khai tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai đến thôn, xã để người dân nắm bắt.
Riêng về thị trường xuất khẩu, dự báo trong những năm tới, kim ngạch xuất khẩu thanh long tiếp tục tăng và thị trường xuất khẩu phát triển mở rộng...
K. Hằng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Xem các tin năm 2015:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.